TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 139

138
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
quy định pháp luật vê đầu tư XDCB tốt, nhận thức về
trách nhiệm nghĩa vụ của công dân đầy đủ, tự giác
trong thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
quản lý nhà nước về đầu tư XDCB. Ngược lại, nếu các
đối tượng quản lý ý thức chất hành pháp luật còn hạn
chế sẽ gây khó khăn, dẫn đến làm giảm chất lượng,
hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý.
Bốn là,
công tác bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà
nước về đầu tư XDCB.
Chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB ở TP. Hà Nội không chỉ phục thuộc vào nhân
tố con người (chủ thể quản lý, đối tượng quản lý), mà
còn phụ thuộc vào kinh phí, cơ sở vật chất, ứng dụng
thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong công
tác quản lý.
Đặc biệt, trong điều kiệnTP. HàNội triển khai nhiều
dự án đầu tư XDCB quy mô lớn, diễn ra trên địa bàn
rộng thì hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư XDCB
ở Thành phố đòi hỏi phải chi phí nguồn kinh phí cùng
với cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động của các cơ
quan quản lý nhà nước. Khi nguồn kinh phí, cơ sở vật
chất được bảo đảm sẽ tạo điều kiện cải thiện điều kiện
làm việc (công sở, trang thiết bị làm việc, xăng xe, công
tác phí...) cho các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB, qua đó sẽ nâng cao chất lượng công tác quản
lý. Đồng thời, việc ứng dụng rộng rãi thành tưụ khoa
học - công nghệ tiến tiến, hiện đại trong quản lý nhà
nước về đầu tư XDCB không chỉ giảm chi phí lao động
sống mà còn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động quản lý.
Một số giải pháp cần thực hiện
Với việc nhận diện các nhân tố tác động đến quản
lý nhà nước về đầu tư XDCB ở TP. Hà Nội, tác giả đề
xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về đầu tư XDCB tại Thủ đô trong bối cảnh
hiện nay. Cụ thể là:
Thứ nhất,
TP. Hà Nội cần kiến nghị sửa đổi cải cách
thủ tục hành chính trong đầu tư XDCB: Cải cách thủ
tục hành chính trong đầu tư xây dựng, phát triển nhà
ở, kinh doanh BĐS; Bãi bỏ, đơn giản hóa điều kiện đầu
tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước ngành
Xây dựng; Hoàn thiện chính sách, pháp luật về quy
hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng…
bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với Luật Quy hoạch
và pháp luật có liên quan; hoàn thiện pháp luật có liên
quan để bảo đảm đồng bộ chính sách.
Thứ hai,
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và
thanh tra trong đầu tư XDCB: Đầu tư XDCB là lĩnh vực
rất phức tạp và có ảnh hưởng nhiều đến chính trị, xã
hội. Do vậy, kiểm tra, giám sát, thanh tra trong đầu tư
XDCB là một trong những giải pháp quan trọng nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về đầu tư XDCB ở TP. Hà Nội. Thực hiện tốt việc
kiểm tra, giám sát, thanh tra sẽ góp phần bảo đảm kỷ
cương, chấp hành nghiêm pháp luật, phòng, chống
tiêu cực nảy sinh trong hoạt động đầu tư XDCB. Đồng
thời, thông qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra sẽ
giúp cho các cơ quan chức năng của TP. Hà Nội phát
hiện những bất cập trong các quy định, văn bản quy
phạm pháp luật và công tác quản lý nhà nước về đầu
tư XDCB để bổ sung, hoàn thiện và kịp thời khắc phục
những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý.
Thứ ba,
hoàn thiện tổ chức, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực các cơ quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB ở TP. Hà Nội. Đây là giải pháp cơ bản, nhằm
đảm bảo chất lượng, hiệu quả của các cơ quan chức
năng của TP. Hà Nội trong quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB bởi sự thành công của quản lý nhà nước về đầu
tư XDCB phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố con người.
Đồng thời, cần áp dụng thành tựu khoa học, công
nghệ tiên tiến vào hoạt động ở cơ quan quản lý nhà
nước về đầu tư XDCB ở TP. Hà Nội ngày càng mạnh
mẽ, cùng với sự mở rộng hội nhập quốc tế trong lĩnh
vực quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về
đầu tư XDCB nói riêng đòi hỏi chính bản thâm bộ phận
nguồn nhân lực chất lượng cao ở các cơ quan này phải
tiếp tục nâng cao trình độ về mọi mặt, như học vấn,
chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học…
Tài liệu tham khảo:
1.BanChỉđạoChươngtrìnhsố06-CTr/TUcủaThànhủyTP.HàNội(2011),BáocáoTổng
kết thực hiện Chương trình số 06-CTr/TƯ, ngày 08/11/2011 của Thành uỷ về “Đẩy
mạnhcôngtácquyhoạch,xâydựngvàquảnlýđôthịTP.HàNộigiaiđoạn2011-2015”;
2. Chinh phu nươc CHXHCN Viêt Nam (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày
18/06/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
3. Nguyễn Huy Chí (2016), “Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng ngân sách nhà
nước ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Hành chính quốc gia;
4. Trần Hà (2017), “Hà Nội sau 9 năm mở rộng địa giới hành chính: Những bước
chuyển lớn”, Tạp chí Kinh tế đô thị, số tháng 8/2017;
5. Võ Hồng Phúc (2004), “Tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực
đầu tư XDCB”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 1/2004;
6.SởXâydựngHàNội(2015),Báocáotìnhhìnhthựchiệnnhiệmvụnăm2015,giaiđoạn
5năm2011-2015;xâydựngkếhoạchnăm2016,kếhoạch5năm2016–2020;
7. Nguyễn Văn Tuấn (2013), “Về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước”,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12/2013.
Trong điều kiện TP. Hà Nội triển khai nhiều dự
án đầu tư XDCB quy mô lớn, diễn ra trên địa bàn
rộng thì hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB ở Thành phố đòi hỏi phải chi phí nguồn
kinh phí cùng với cơ sở vật chất bảo đảm cho
hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
1...,129,130,131,132,133,134,135,136,137,138 140,141,142,143,144,145
Powered by FlippingBook