TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 14

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
13
doanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá thành
sản phẩm của DN cao, khả năng cạnh tranh hạn
chế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế…
Bên cạnh đó, trong hoạt động của KTTN xuất
hiện tình trạng nhiều “DN ma” được thành lập
để sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng đã gây tác hại
không nhỏ môi trường kinh doanh. Tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh, đầu cơ buôn lậu lũng đoạn
thị trường, trốn thuế đang đặt ra nhiều vấn đề và
công tác quản lý nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện.
Nhiều hộ kinh doanh cá thể không muốn chuyển
thành DN vì tâm lý ngại các thủ tục hành chính khi
thành lập và hoạt động kinh doanh dưới sự quản
lý của cơ quan công quyền. Đa số các DN tư nhân
đang sử dụng công nghệ kém, trong đó 52% đang
sử dụng thiết bị lạc hậu, 38% sử dụng thiết bị trung
bình, chỉ có 10% là thiết bị tương đối hiện đại. Đây
là điều đáng báo động trong bối cảnh tác động của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh
mẽ hiện nay.
Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân
Để KTTN phát triển, trở thành động lực quan
trọng của nền kinh tế, Đại hội XII của Đảng đã khẳng
định: Hoàn thiện cơ chế, chính sách; Khuyến khích,
tạo thuận lợi phát triển mạnh KTTN ở hầu hết các
ngành và lĩnh vực kinh tế, trong đó chú trọng hoàn
thiện chính sách hỗ trợ phát triển DN vừa và nhỏ,
DN khởi nghiệp, đồng thời khuyến khích hình thành
các tập đoàn KTTN đa sở hữu và tư nhân góp vốn
vào các tập đoàn kinh tế nhà nước… Nghị quyết
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII đã đề ra mục tiêu phát triển KTTN,
cụ thể: Tốc độ tăng trưởng của KTTN cao hơn tốc độ
tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ
trọng đóng góp của khu vực KTTN vào GDP để đến
năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%,
đến năm 2030 khoảng 60-65%. Để thực hiện được
mục tiêu đó, cần chú trọng bám sát triển khai những
lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần
kinh tế khác; Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn
hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị
sản xuất khu vực và toàn cầu. Nhiều DN tư nhân
đã phải ngừng hoạt động, giải thể và phá sản trước
sức ép của cạnh tranh và hội nhập.
Tình trạng vi phạm pháp luật và cạnh tranh
không lành mạnh trong KTTN còn khá phổ biến.
Tình trạng sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi
trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm;
gian lận thương mại… diễn ra nghiêm trọng và có
chiều hướng ngày càng phức tạp. Nhiều DN tư
nhân không bảo đảm lợi ích của người lao động, nợ
bảo hiểm xã hội, báo cáo tài chính không trung thực,
nợ quá hạn ngân hàng, trốn thuế và nợ thuế kéo dài.
Xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các
DN của tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước, can
thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách
để có đặc quyền, đặc lợi, hình thành “lợi ích nhóm”,
gây hậu quả xấu về Kinh tế - Xã hội, làm suy giảm
lòng tin của nhân dân.
Nhiều quy định của pháp luật về KTTN chưa
được thực hiện nghiêm; Môi trường đầu tư kinh
doanh, khởi nghiệp còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi
ro cao và thiếu tính minh bạch; Quyền tự do kinh
doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinh
doanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng
giữa KTTN và các thành phần kinh tế khác; Chi
phí trung gian, không chính thức còn nhiều. Bên
cạnh đó, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp;
Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, thiếu trách
nhiệm, lạm dụng chức quyền, gây khó khăn cho
DN vẫn còn khá phổ biến. Theo thống kê mới đây
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
hiện có nhiều giấy phép kinh doanh các loại đang
được vận dụng nhưng nhiều loại giấy phép kinh
doanh có mục tiêu không rõ ràng, hiệu lực quản
lý thấp, tạo cơ hội cho việc lạm quyền, gia tăng
nhiều khoản chi phí không chính thức. Việt Nam
hiện là quốc gia có tỷ lệ chi
phí gia nhập thị trường của
các DN thuộc loại cao nhất
trong khu vực. Để thành
lập một DN và đi vào hoạt
động cần làm nhiều thủ tục
(lắp đặt hệ thống điện nước,
điện thoại, phòng cháy chữa
cháy, giấy phép xây dựng
nhà xưởng, giấy chứng
nhận về môi trường...). Chi
phí này cộng thêm sự bất lợi
của quá trình sản xuất - kinh
BẢNG 2: MỘT SỐ MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẶT RA LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
STT
Mục tiêu cụ thể
1
Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân.
Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5
triệu doanh nghiệp và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp
2
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền
kinh tế. Phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến
năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60-65%
3
Bình quân giai đoạn 2016-2025, năng suất lao động tăng khoảng 4 - 5%/năm. Thu
hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; nhiều doanh nghiệp tư
nhân tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu
Nguồn: Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...145
Powered by FlippingBook