TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 140

139
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM - VÌ AN SINH XÃ HỘI
T
rong hệ thống an sinh xã hội, hệ thống BHXH
giữ vai trò trụ cột, bền vững nhất. Phát triển
BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện
tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết số 21-NQ/
TWngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai
đoạn 2012 – 2020 chỉ rõ: “BHXH và BHYT là hai chính
sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống
an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát
triển kinh tế - xã hội”. Nghị quyết đặt mục tiêu: Phấn
đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động
tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia
bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); trên 80% dân số tham
gia BHYT. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối Quỹ
BHXH trong dài hạn; Quản lý, sử dụng có hiệu quả
và bảo đảm cân đối Quỹ BHYT; Xây dựng hệ thống
BHXH, BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao.
Có thể nói rằng, BHXH, BHYT, BHTN giữ vai trò
trụ cột, bền vững trong hệ thống an sinh xã hội, dựa
trên những nguyên tắc sau:
Một là,
người lao động khi có việc làm và khỏe
mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập để
hỗ trợ bản thân hoặc người khác khi ốm đau, tai nạn,
lúc sinh đẻ và chăm sóc con cái, lúc tuổi già để duy
trì và ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình.
Hai là,
thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT
đảm bảo sự bình đẳng về vị trí xã hội của người lao
động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy
sản xuất phát triển; giúp xóa bỏ nhận thức trước đây cho
rằng, chỉ có làm việc trong khu vực nhà nước, là công
nhân viên chức nhà nước mới được gọi là có việc làm và
được hưởng các chính sách BHXH, BHTN, BHYT.
Ba là,
thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT
nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp
người lao động khi gặp rủi ro. Người lao động tham
gia BHXH, BHTN, BHYT khi ốm đau sẽ được khám
chữa bệnh và được quỹ BHYT chi trả chi phí và được
trợ cấp ốm đau; khi thai sản được nghỉ khám thai,
được nghỉ sinh đẻ và nuôi con, được nhận trợ cấp khi
sinh con và trợ cấp thai sản; được nghỉ dưỡng sức và
phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, sinh đẻ hay điều
trị thương tật; được hưởng trợ cấp thất nghiệp...
Bốn là,
BHXH, BHTN, BHYT là một công cụ đắc lực
củaNhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập
một cách công bằng, hợp lý, đồng thời giảmchi cho ngân
sách Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững.
Năm là,
quyền lợi của các chế độ BHXH, BHTN,
BHYT không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp
với điều kiện và mức sống chung toàn xã hội, đảm
bảo cuộc sống của người tham gia BHXH, BHTN,
BHYT và đặc biệt là người hưởng lương hưu sau cả
cuộc đời lao động cực nhọc.
Trong những năm qua, việc tổ chức triển khai thực
hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT đã thu
được những kết quả quan trọng. Số lượng các đối
tượng tham gia BHXH, BHYT đã tăng dần qua từng
năm. Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, ước
đến 30/4/2018, số người tham gia: BHXH bắt buộc
là 13,75 triệu người; BHXH tự nguyện là 240 nghìn
người; BHTN là 11,6 triệu người; BHYT là 80,8 triệu
người, đạt tỷ lệ bao phủ 86,1% dân số cả nước. Bên
cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế triển khai
chính sách BHXH vẫn còn những hạn chế như: Người
lao động ở khu vực phi chính thức tham gia BHXH
còn thấp; Quỹ BHXH vẫn tiềm ẩn nguy cơ về mất
cân đối trong trung và dài hạn; Các chế độ BHXH còn
chưa đa dạng, linh hoạt nên thiếu hấp dẫn; Hồ sơ, thủ
tục hành chính còn chưa thực sự thuận lợi cho doanh
nghiệp, người lao động…
Để khắc phục tình trạng trên, ngành BHXH cần
tập trung tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách
BHXH như một công cụ quan trọng góp phần thực
hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội và phát triển
bền vững của Đảng và Nhà nước. Hoàn thiện chính
sách BHXH là một trong những giải pháp quan trọng
để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đổi mới mô hình
tăng trưởng của Việt Nam đến năm 2030.
PV.
CHÍNH SÁCHBHXHGIỮVAI TRÒTRỤ CỘT,
BỀNVỮNGNHẤT CỦA AN SINH XÃHỘI
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống an sinh xã hội đã không ngừng lớn
mạnh. Đặc biệt chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đã phát huy vai trò trụ cột trong
hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1...,130,131,132,133,134,135,136,137,138,139 141,142,143,144,145
Powered by FlippingBook