TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 145

144
AGRIBANK – 30 NĂM LỚNMẠNH CÙNG ĐẤT NƯỚC (26/3/1988- 26/3/2018)
xuất, nâng cao giá trị sản phẩm
nông nghiệp, Agribank Bến Tre đã
triển khai mô hình cho vay theo
chuỗi liên kết các sản phẩm nông
nghiệp giữa người sản xuất, nhà
cung ứng đầu vào-đầu ra và ngân
hàng đối với các sản phẩm chủ lực
của Tỉnh (8 loại cây, con theo Nghị
quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy Bến
Tre). Đến nay, Chi nhánh đã ký hợp
đồng tham gia 11 chuỗi liên kết
gồm 07 chuỗi thủy sản, 03 chuỗi
trái cây, 01 chuỗi nuôi bò…
Bên cạnh đó, Agribank Bến Tre
còn chủ động phối hợp với Văn
phòng Điều phối nông thôn mới
củaTỉnh ký kết và thực hiệnChương
trình Hợp tác xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2016-2020; Chú
trọng cho vay qua tổ hợp tác, hợp
tác xã, làng nghề truyền thống đối
với các mô hình liên kết sản xuất
nông nghiệp của Tỉnh… Nhờ đó,
nông dân Bến Tre đã có điều kiện
phát triển sản xuất kinh doanh, chí
thú làmăn, chuyển đổi mô hình sản
xuất phù hợp với xu hướng kinh tế
thị trường, áp dụng hiệu quả tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
đạt thu nhập cao.
Hội nhập thành công
trong“sân chơi”toàn cầu
Đồng hành cùng nông dân bứt
phá phát triển bền vững thời hội
nhập là một trong những mục
tiêu kiên định của Agribank. Tuy
nhiên, để làm tốt hơn nữa nhiệm
vụ của mình, bản thân Agribank
cũng mong muốn được chia sẻ
những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình hoạt động. Mặc
dù gánh trách nhiệm hoạt động
trong l nh vực có tỷ trọng sinh
lời thấp, chi phí cao, một l nh vực
chịu khá nhiều rủi ro lớn bởi thời
tiết thất thường, thị trường bấp
bênh… nhưng Agribank lại phải
cạnh tranh bình đẳng về lãi suất
huy động trên thị với các ngân
hàng thương mại khác. Chưa kể,
mỗi năm bằng tài chính của mình,
Agribank còn dành hàng ngàn tỷ
đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất
thấp đối với các đối tượng ưu tiên
trong sản xuất nông nghiệp.
Việc triển khai chính sách tín
dụng phát triển nông nghiệp,
nông thôn mặc dù đã có nhiều kết
quả ghi nhận, tuy nhiên trong quá
trình thực hiện còn gặp nhiều bất
cập trong việc xác định tài sản thế
chấp, cho vay không có tài sản đảm
bảo trong nông nghiệp nông thôn,
bởi thực tế tài sản trên đất nông
nghiệp theo Luật Đất đai không
được cấp giấy chứng nhận quyền
sở hữu; Tài sản có giá trị như vườn
cao su, hồ tiêu, cà phê, cây ăn quả
lâu năm, công trình, nhà ở nông
thôn… phần lớn chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu; Xử
lý tài sản thế chấp khó khăn, không
có giá trị nhiều trong việc thu hồi
vốn khi khoản vay gặp rủi ro…
Trong khi, người nông dân vẫn
trong tình trạng sản xuất manh
mún, nhỏ lẻ, sản phẩm nông
nghiệp chất lượng thấp, giá thành
cao, không thương hiệu và chưa
thoát khỏi điệp khúc “được mùa rớt
giá”. Với phương thức sản xuất hiện
nay đã làm cho chi phí vốn tăng
cao và hoạt động của Agribank trở
nên quá tải. Mỗi cán bộ tín dụng
Agribank hiện đang phải phục vụ
từ 500 đến 1.000 hộ nông dân vay
vốn, thậm chí có nơi còn cao hơn.
Để hỗ trợ người nông dân cũng
như nâng cao giá trị nông sản,
Agribankmongmuốn sớmcó chính
sách khuyến khích hỗ trợ, tuyên
truyền quảng cáo để tạo thương
hiệu quốc gia đối với nông sản Việt;
đồng thời, có giải pháp phát triển và
mở rộng chính sách bảo hiểm cho
nông nghiệp và nông thôn, trong
đó có bảo hiểm tín dụng, tái bảo
hiểm các khoản vay lớn để hỗ trợ
người dânmạnh dạn đầu tư đổi mới
công nghệ, cây trồng vật nuôi.
Qua 30 năm gắn bó đồng hành
gắn bó, sẻ chia, thủy chung với bà
con nông dân cả nước trong hành
trình “vươn ra biển lớn”, hội nhập
thành công trong “sân chơi” toàn
cầu, Agribank mong muốn, những
bất cập của nền nông nghiệp,
những trăn trở của người nông dân
sớm được tháo g , vì mục tiêu xây
dựng một nền nông nghiệp Việt
Nam phát triển an toàn, bền vững.
THÁI HẰNG
Từ nguồn vốn hỗ trợ của Agribank, giờ đây vườn Bưởi Da xanh rộng 19ha đã
đem về cho gia đình ông Nguyễn Văn Huy tại ấp Thọ An, xã Bảo Duy, thị xã
Long Khánh, Đồng Nai hàng tỷ đồng mỗi năm.
1...,135,136,137,138,139,140,141,142,143,144 145
Powered by FlippingBook