TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 16

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
15
Hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam còn mang tính
phong trào, thiếu thống nhất.
Khởi nghiệp và đặc điểm của khởi nghiệp
Khởi nghiệp là xu thế chung của các quốc gia
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với bối cảnh
nền kinh tế hội nhập, người dân có điều kiện tiếp
cận các cơ hội kinh doanh đa dạng và liên tục, khởi
nghiệp được coi là một cách thức hiệu quả để xử lý
các vấn đề xã hội và đồng thời tạo ra các giá trị mới
cho nền kinh tế.
Với nhiều người, khởi nghiệp được hiểu đơn
giản là theo đuổi những quyết định mạo hiểm
trong tương lai. Khởi nghiệp là quá trình không
thể thiếu trong kinh doanh nhưng do tính chất
rủi ro nên không phải DN nào khởi nghiệp cũng
thành công. Khởi nghiệp cũng được hiểu là những
công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh
và khởi nghiệp là một tổ chức thiết kế nhằm cung
cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện
không chắc chắn (Wikipedia, 2018) hoặc là sự sẵn
sàng mạo hiểm và sáng tạo để thành lập doanh
nghiệp hay cơ sở sản xuất nhằm tìm kiếm lợi
nhuận (Businessdictionary, 2018).
Tại Việt Nam, quan điểm phổ biến nhất cho
rằng, khởi nghiệp là sự bắt đầu của một nghề
nghiệp và tạo nền tảng cho một sự nghiệp. Còn
theo quan điểm mới nhất được trình bày tại Dự
thảo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, khởi nghiệp
được coi là quá trình thực hiện ý tưởng kinh
doanh, gồm quá trình thành lập và vận hành DN
trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký DN lần đầu, chưa niêm yết trên thị
trường chứng khoán.
Các hoạt động khởi nghiệp đều tiềm ẩn rủi ro
K
hởi nghiệp đang là chủ đề nhận được nhiều
quan tâm tại Việt Nam, nhất là trong bối
cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với kinh
tế thế giới. Khởi nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo sự tăng
trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào phát triển
kinh tế - xã hội góp phần đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng và đa dạng của xã hội, tạo ra nhiều việc
làm cho cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, thực tế chỉ
ra rằng, hiện các dự án khởi nghiệp, đặc biệt là các
dự án khởi nghiệp của các doanh nghiệp (DN) xã
hội vẫn còn chung chung, chưa đi vào bản chất của
việc khởi nghiệp nên nhiều dự án chưa thành công.
BÀNVỀ HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP ỞVIỆT NAM
TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ
-
Đại học Kinh tế Quốc dân*
Hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đối diện với các thách
thức, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Để khởi nghiệp thành công
đòi hỏi nhiều yếu tố, quan trọng nhất là người khởi nghiệp cần được đào tạo, tư vấn và hỗ trợ kiến thức
chuyên môn trước khi tiến hành các hoạt động khởi nghiệp. Với mục đích đánh giá tình hình khởi nghiệp
và giáo dục khởi nghiệp tại Việt Nam thời gian qua, bài viết giúp các nhà cải cách, các nhà giáo dục và các
nhà quản lý có thêm cách nhìn mới đúng hơn về bản chất của hoạt động khởi nghiệp và sự cần thiết của
việc đào tạo kiến thức về khởi nghiệp trong thời gian tới.
Từ khóa: Khởi nghiệp, doanh nghiệp, giáo dục khởi nghiệp, kinh tế
ADDITIONAL DISCUSS ABOUT STARTUPS IN VIETNAM
In Vietnam, startups have been experiencing
abundant opportunities and challenges
especially in the context of economic
integration. For a successful startup, the
most important element is the training and
consultingwith professionale before conducting
startup activities. With the purpose to evaluate
the practice of business startups and startup
education activities in Vietnam, the paper
attempts to provide reform and education
activists and managers with right views on the
nature of startups and the necessity of startup
training programs in the coming years.
Keywords: Startups, startup activities, startup education
Ngày nhận bài: 12/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 9/5/2018
Ngày duyệt đăng: 12/5/2018
*Email:
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...145
Powered by FlippingBook