TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 20

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
19
NSNN giai đoạn 2017-2020 và là năm bản lề, có ý
nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và
phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và Kế hoạch tài
chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020. Nhu cầu
vốn NSNN cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2016-2020 cần khoảng 2 triệu tỷ đồng, mục tiêu đến
năm 2020 bội chi ngân sách không vượt quá 3,5%, nhu
cầu phát hành TPCP cho NSNN là rất lớn. Năm 2018,
kế hoạch phát hành TPCP khoảng 280 nghìn tỷ đồng
gồm cả khối lượng phát hành cho BHXH Việt Nam,
dự kiến khối lượng TPCP đấu thầu qua thị trường
khoảng 200 nghìn tỷ đồng.
Để góp phần hoàn thành kế hoạch huy động vốn
cho NSNN và phát triển thị trường TPCP, cần tập
trung vào một số nội dung trọng tâm sau:
Thứ nhất, xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.
Ổn định môi trường kinh tễ vĩ mô là yêu cầu cấp
thiết khách quan để phát triển TTTP nói chung và thị
trường TPCP nói riêng. Kinh tế vĩ mô ổn định, thu
nhập và tiết kiệm của người dân tăng lên dẫn đến tăng
lượng cầu TPCP, tăng trưởng kinh tế đều đặn, lãi suất
trên thị trường vốn, tỷ giá hối đoái và lạm phát được
kiểm soát chặt (dưới 4%) là điều kiện lý tưởng phát
triển thị trường TPCP, huy động vốn cho phát triển
kinh tế và điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Phải kiểm soát tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, vì tỷ lệ
lạm phát cao sẽ làm tăng cầu các tài sản như vàng, bất
động sản và giảm mức cầu về trái phiếu. Đồng thời,
nếu lạm phát cao trái phiếu sẽ kém hấp dẫn đối với
nhà đầu tư, vì lãi suất thực bị giảm xuống và rủi ro sẽ
tăng lên. Do vậy cần duy trì một mặt bằng lãi suất ổn
định, vì nếu lãi suất trái phiếu quá cao hoặc quá thấp
sẽ gây trở ngại cho việc phát triển TTTP.
Nhà nước cần quan tâm ổn định các thị trường
ngoại hối, thị trường tiền tệ, thị trường vàng, thị
trường bất động sản… Đây là những thị trường có
quan hệ hữu cơ với nhau, hoạt động với cơ chế bình
thông nhau và có tác động không nhỏ đến hoạt động
của TTCK. Để tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn
định cần có chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ phù
hợp trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Thứ hai, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý.
Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý để phát
triển thị trường TPCP ổn định, bền vững theo xu
hướng và thông lệ quốc tế, tạo sự liên thông giữa thị
trường vốn với thị trường tiền tệ, tín dụng. Đồng thời,
tăng cường tính công khai, minh bạch trên thị trường,
tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ huy động vốn;
Hỗ trợ phát triển thị trường; Tập trung phát triển hệ
thống nhà tạo lập thị trường với đầy đủ nghĩa vụ và
quyền lợi để tăng thanh khoản cho thị trường.
phủ về tái cơ cấu ngân sách và nợ công.
Về tái cơ cấu danh mục nợ công:
Danh mục nợ
TPCP năm 2017 được tái cơ cấu cả về khối lượng
phát hành, kỳ hạn phát hành và lãi suất phát hành
góp phần tăng tính bền vững của danh mục nợ
Chính phủ. Thị trường TPCP trong nước hoạt động
ổn định, huy động được vốn kỳ hạn dài với chi phí
hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ tăng
cường huy động vốn từ thị trường trong nước do
chi phí huy động vốn rẻ hơn thị trường nước ngoài.
Vay trong nước của Chính phủ đã trở thành kênh
huy động vốn chủ yếu, đạt mức 61% tổng vay nợ
của Chính phủ, phù hợp với Chiến lược vay và trả
nợ của Chính phủ đến năm 2020.
Về đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư:
Cơ cấu nhà đầu tư
sở hữu TPCP được cải thiện theo đúng mục tiêu đề
ra tại lộ trình phát triển thị trường TPCP đến năm
2020, tiến tới xây dựng định hướng theo hướng bền
vững, đa dạng hóa loại hình nhà đầu tư, giảm dần
sự phụ thuộc của thị trường TPCP vào khối các ngân
hàng thương mại (NHTM). Các NHTM đã đầu tư
khối lượng lớn vào trái phiếu dài hạn từ 15 năm trở
lên (60.780 tỷ đồng) tăng 26.055 tỷ đồng so với năm
2016. Cơ cấu nhà đầu tư tiếp tục có sự cải thiện theo
hướng tích cực, thể hiện tăng tỷ lệ nắm giữ TPCP
của các công ty bảo hiểm, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
(BHXH) và các quỹ đầu tư, giảm tỷ lệ nắm giữ của
các NHTM. Cơ cấu nhà đầu tư nắm giữ TPCP có sự
thay đổi cơ bản, tỷ lệ nắm giữ TPCP của các NHTM
từ 77% đầu năm 2016 xuống 53,7%, tăng tỷ trọng
đầu tư của các nhà đầu tư dài hạn từ 23% đầu năm
2016 lên mức 46,3%.
Để tăng tính cạnh tranh và minh bạch trong thị
trường TPCP, tiếp theo việc chuyển đổi toàn bộ
khoản vay của BHXH Việt Nam để hỗ trợ NSNN
sang hình thức TPCP, cuối năm 2017 sang 2018, đã
thí điểm đầu tư TPCP theo hình thức đấu thầu qua
HNX. Điều này đã góp phần tăng cường tính công
khai, minh bạch trên thị trường cũng như tạo nên sự
thống nhất và đơn giản hóa trong công tác quản lý
các khoản vay nợ của Chính phủ.
Về giao dịch trên thị trường:
Giao dịch TPCP trên thị
trường thứ cấp năm 2017 với khối lượng giao dịch
TPCP và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh bình
quân đạt 8.863 tỷ đồng/phiên cao hơn 42% so với
năm 2016, trong đó bình quân giao dịch mua bán là
4.587 tỷ đồng/phiên, tăng 17% so với bình quân năm
2016, bình quân giao dịch mua bán lại là 4.276 tỷ
đồng, cao hơn 82% so với năm 2016.
Một số đề xuất, khuyến nghị
Năm 2018 là năm thứ hai của thời kỳ ổn định
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...145
Powered by FlippingBook