TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 23

22
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Hub), Blockchain (Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin,
Copyrobo, Cardano Labo), quan ly tai chinh ca
nhân, quan ly POS, quan ly dư liêu, cho vay và so
sanh thông tin (Mobivi, Money Lover, Timo, kiu,
Loanvi, Tima, TrustCircle, Hottab, SoftPay, ibox,
BankGo, gobear...). Tuy nhiên, so với một số quốc
gia trong khu vực, số lượng các công ty Fintech
tại Việt Nam còn khá ít (Indonesia có 120 công ty
Fintech; Singapore có hơn 300 công ty).
Các DN Fintech ở Việt Nam hiện nay chủ yếu
tập trung vào một số ít ngành nhất định, trong khi
nhiều ngành khác bị “lãng quên” như kêu gọi vốn
cộng đồng, tín dụng... dù thị trường không thiếu
nhu cầu. Đây chính là cơ hội cho những DN Fintech
trong tương lai phát triển.
Bên cạnh đó, mô hình cửa hàng tiện lợi, siêu
thị đang phát triển rầm rộ và dần chiếm thị
phần ngày càng lớn thay thế cho hình thức mua
sắm truyền thống cũng là cơ hội để những DN
Fintech có thể phát triển thêm ứng dụng công
nghệ vào thanh toán, tín dụng, quản lý tài chính
cá nhân như kinh nghiệm một số nước như: Mỹ,
Hàn Quốc, Trung Quốc… Tuy nhiên, đi cùng với
những cơ hội phát triển Fintech tại Việt Nam vẫn
còn không ít thách thức:
Thứ nhất,
hành lang pháp lý chưa thực sự đầy
đủ, chính xác nhất là đối với những công nghệ mới.
Thời gian cập nhật, sửa đổi, bổ sung pháp lý còn
chậm so với tốc độ phát triển nhanh chóng mặt của
công nghệ.
Thứ hai,
cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam
chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển công nghệ
cao, đặc biệt là công nghệ bảo mật.
Thứ ba,
các DN Fintech thường gặp khó khăn về
mô hình kinh doanh, mô hình quản trị cũng như
đường hướng phát triển lâu dài, điều này khiến cho
DN khó có thể phát triển lớn mạnh.
Thứ tư,
ý thức của người tiêu dùng sản phẩm
với các công ty Fintech trong 3 - 5 năm tới; 77%
mong muốn sử dụng blockchain như là một phần
của hệ thống hoạt động trong năm 2020 và các tổ
chức tài chính truyền thống kỳ vọng nhận được
lợi tức đầu tư trung bình là 20% cho các dự án liên
quan đến Fintech (Pwc, 2017). Từ đó, các tổ chức
tài chính truyền thống sẽ giải quyết các vấn đề về
hệ thống công nghệ, nâng cao chất lượng và tiện
ích các của dịch vụ tài chính, mở rộng hoạt động
truyền thông khách hàng từ hoạt động hợp tác với
các công ty Fintech.
Fintech tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Theo thống kê, tại Việt Nam có 53% dân số
sử dụng internet - tương ứng với khoảng hơn 50
triệu người. Đặc biệt, với hơn 124 triệu thuê bao
điện thoại, trong đó có 41 triệu thuê bao hoạt
động thường xuyên, Việt Nam có rất nhiều tiềm
năm để Fintech phát triển. Theo thống kê của
Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), số lượng
giao dịch qua POS/EFTPOS/EDC còn rất thấp
với tỷ lệ sử dụng ATM; vay truyền thống hay các
hình thức tiết kiệm truyền thống chính là cơ hội
cho Fintech (Hình 2).
Lĩnh vực Fintech ở Việt Nam còn khá mới mẻ,
dù các DN cung cấp dịch vụ trung gian thanh
toán đã xuất hiện vào năm 2008 với 9 đơn vị
được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Đến nay,
Việt Nam có 48 công ty Fintech và 48% công
ty tham gia vào hoạt động thanh toán, cung
cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ các dịch
vụ thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp
thanh toán kỹ thuật số (2C2P, VTPay, OnePay,
VTCPay, BankPlus,VinaPay, VNPay, Senpay,
NganLuong, ZingPay, BaoKim, 123Pay…). Một
số ít công ty hoạt động trong lĩnh vực gọi vốn
(FundStart, Comicola, Betado, Firststep), chuyển
tiền (Matchmove, Cash2vn, Nodestr, Remittance
HÌNH 1: TỶ LỆ KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG
CÁC SẢN PHẨM FINTECH (%)
Nguồn: PwC Global Fintech Survey 2017
HÌNH 2: THỐNG KÊ GIAO DỊCH QUA ATM, POS/EFTPOS/EDC
THEO GIÁ TRỊ GIAO DỊCH NĂM 2017
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...145
Powered by FlippingBook