TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 25

24
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
của đất nước nên đã phát huy được những tác động,
tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng sự biến
động nhanh của kinh tế - chính trị thế giới nói chung
và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, chính sách về
thuế TNCN đã bộc lộ những hạn chế cần phải sửa
đổi, bổ sung để đảm bảo phù hợp với thực tế, tăng
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo thuận
lợi cho người nộp thuế.
Về thuế TNCN, một số quy định tại Luật thuế
TNCN hiện hành còn phức tạp, phát sinh thủ tục
hành chính, chưa tạo thuận lợi cho người nộp thuế
và khó khăn trong quản lý thuế; chưa có chính sách
thuế phù hợp nhằm thu hút cá nhân là nhân lực
công nghệ cao... cụ thể:
Thứ nhất, những hạn chế về quy định giảm trừ gia cảnh.
Chính sách thuế TNCN có quy định giảm
trừ gia cảnh (cho bản thân người nộp thuế và
người phụ thuộc) trước khi tính thuế và nộp thuế
đối với cá nhân cư trú. Chính sách này thể hiện
nguyên tắc công bằng khi xem xét khả năng cụ
thể của người có thu nhập và chiếu cố đến hoàn
cảnh của những cá nhân phải nuôi dưỡng nhiều
người phụ thuộc. Tuy nhiên, chính sách thuế
TNCN hiện hành mới chỉ quy định giảm trừ gia
cảnh áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ kinh
doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công, còn
cá nhân có các loại thu nhập khác không được áp
dụng mức giảm trừ gia cảnh. Điều này làm nảy
sinh sự bất bình đẳng khi có thu nhập chịu thuế
được giảm trừ gia cảnh, có thu nhập chịu thuế
không được giảm trừ gia cảnh.
Theo quy định tại Điều 19, Luật Thuế TNCN
năm 2007 và các văn bản hướng dẫn, đối tượng
Một số tồn tại, hạn chế của chính sách thuế TNCN
Ngày 20/11/2007 tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông
qua Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Luật này
chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.
Trong quá trình thực thi, Luật này đã phát sinh một
số hạn chế nhất định và đã được điều chỉnh bổ sung
bởi Luật số 26/2012/QH13 của Quốc hội. Qua thực
tiễn triển khai cho thấy, quy định tại Luật thuế cơ
bản phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội
MỘT SỐ TRAOĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH
THUẾ THUNHẬP CÁNHÂNỞVIỆT NAMHIỆNNAY
ThS. NGUYỄN THU HÀ *
Luật Thuế thu nhập cá nhân được ban hành năm 2007 và có hiệu lực từ năm 2009. Trong quá trình thực
thi, Luật này đã phát sinh một số hạn chế nhất định và đã được điều chỉnh bổ sung bởi Luật số 26/2012/
QH13 của Quốc hội. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
kinh tế quốc tế của nước ta, cùng với những bất cập còn tồn tại thì việc sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân
là cần thiết nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người nộp thuế, tạo sự bình đẳng, công bằng về nghĩa vụ
thuế của công dân, đảm bảo thực hiện mục tiêu cải cách, xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, phù hợp thông
lệ quốc tế.
Từ khóa: Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập, thu nhập chịu thuế, giảm trừ gia cảnh
EXCHANGE VIEWS ON INDIVIDUAL INCOME TAX POLICY
IN VIETNAM
The Law on Individual Income Tax which
was passed in 2007 and validated since
2009. For the years of effective, this law has
shown certain limitations. Therefore, the
amendments of income tax law are necessary
to ensure rights and benefits of tax payers
as well as create equality of tax liabilities for
the success of economic reform, consistent
taxation system and international custom
accordance. This paper revises the limitations
of the Law on Individual Income Tax and
recommends some amendments.
Keywords: Law on Individual Income Tax, income, taxable
income, family circumstance deductions
Ngày nhận bài: 27/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 11/5/2018
Ngày duyệt đăng: 16/5/2018
*Email:
1...,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24 26,27,28,29,30,31,32,33,34,35,...145
Powered by FlippingBook