TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 26

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
25
chênh lệch về thu nhập giữa cá nhân
có thu nhập cao và cá nhân có thu
nhập thấp. Tuy nhiên, biểu thuế lũy
tiến từng phần hiện hành cũng bộc lộ
những bất cập nhất định: Số lượng
bậc thuế nhiều nên mức độ giãn cách
giữa các bậc thuế chưa hợp lý; Mức
khởi điểm nộp thuế thấp nên đại đa
số người có thu nhập từ tiền lương,
tiền công thấp phải chịu thuế TNCN,
trong khi mức điều tiết thu nhập của
người có thu nhập cao chưa nhiều,
dẫn đến khoảng cách chênh lệch về
thu nhập giữa người có thu nhập cao
và người có thu nhập thấp ngày càng lớn.
Theo Bảng 1, số lượng bậc thuế trong biểu
thuế lũy tiến khá nhiều (7 bậc) với tốc độ gia tăng
khoảng cách giữa các bậc thuế có xu hướng giảm
dần: Từ 200% giảm xuống 180%, 177,8%, 162% và
153,8%. Tính chất này tạo ra tác động điều tiết thu
nhập của các bậc thấp khá cao, còn bậc cao mức
độ điều tiết thu nhập lại thấp. Đối với mức khởi
điểm áp dụng thuế suất 5% chỉ áp dụng đối với
thu nhập đến tính thuế từ 5.000.000đ/tháng, song
theo số liệu thực tế, có đến trên 70% số lượng đối
tượng nộp thuế TNCN rơi vào bậc này với số thuế
phải nộp không lớn, chỉ chiếm khoảng 10% tổng
số thuế TNCN. Điều này cho thấy, sự bất bình
đẳng giữa bậc 1 với các bậc thuế khác trong nhóm
thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Thứ ba, chưa có chính sách phù hợp thu hút cá nhân
là nhân lực công nghệ cao.
Giảm thuế TNCN cho lao động chất lượng cao
sẽ tạo cơ chế khuyến khích, thu hút nhân lực chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu của cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0, giúp các doanh nghiệp nước ta
“đi tắt đón đầu” để có thể cạnh tranh với các
nước phát triển. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp
cho biết đang gặp khó khăn, vướng mắc, chưa có
cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ vượt trội để
thu hút các chuyên gia có trình độ chuyên môn
cao đến làm việc. Tháng 5/2016, Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết số 41/NĐ-CP về chính sách
ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng
được xác định là người phụ thuộc bao gồm 3 nhóm
cơ bản: Con, vợ/chồng, bố/mẹ và các cá nhân khác
không nơi nương tựa. Trong đó, nhóm đối tượng
người phụ thuộc là con đang học đại học, trung học
chuyên nghiệp… không giới hạn tuổi. Vì vậy, khi áp
dụng trong thực tế phát sinh trường hợp người nộp
thuế có con đang học đại học, không có thu nhập
nhưng đã lập gia đình và đang ở cùng hoặc không ở
cùng bố mẹ vẫn được coi là người phụ thuộc. Cùng
với việc chấp nhận con là người phụ thuộc của bố/
mẹ, cháu nội/cháu ngoại của người nộp thuế (con
của người phụ thuộc kể trên) cũng được coi là người
phụ thuộc và được tính giảm trừ khi xác định thu
nhập tính thuế của người nộp thuế. Bên cạnh đó,
nhóm đối tượng “cá nhân khác không nơi nương
tựa” được quy định là người phụ thuộc khá rộng
bao gồm cả ông bà, cô dì, chú bác, anh chị em ruột
và các cá nhân khác.
Quy định này có thể đảm bảo công bằng cho
người nộp thuế trong điều kiện ý thức tuân thủ và
trung thực của người nộp thuế cao và công tác kiểm
tra, giám sát hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế ở
các nước đang phát triển - trong đó có Việt Nam - ý
thức chấp hành pháp luật chưa cao, đồng thời, việc
kiểm tra tính xác thực của các thông tin mà người
nộp thuế kê khai là khó có thể thực hiện.
Quy định về đối tượng được giảm trừ được thiết
lập đã thực hiện rất tốt mục tiêu đảm bảo tính công
bằng theo chiều ngang cho các đối tượng nộp thuế.
Tuy nhiên, việc quy định cho các đối tượng được
coi là người phụ thuộc quá rộng có thể làm xói mòn
cơ sở tính thuế và tạo ra những bất công bằng theo
chiều ngang cho các đối tượng nộp thuế.
Thứ hai, biểu thuế thu nhập lũy tiến từng phần đối
với tiền lương, tiền công thiết kế chưa hợp lý.
Chính sách thuế TNCN ở nước ta quy định áp
dụng Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập
từ tiền lương, tiền công nhằm giảm khoảng cách
BẢNG 1: TỶ LỆ CHỊU THUẾ ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG
TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC MỨC THU NHẬP KHÁC NHAU
Bậc
thuế
Thu nhập
tính thuế cả
năm (ng.đ)
Tốc độ tăng khoảng
cách bậc thuế (%)
Thuế
suất (%)
Thuế TNCN
phải nộp (ng.đ)
Tỷ lệ chịu
thuế (%)
1
60.000
100
5
250
5,00
2
120.000
200
10
750
7,50
3
216.000
180
15
1.950
10,83
4
384.000
178
20
4.750
14,84
5
624.000
163
25
9.750
18,75
6
960.000
154
30
18.150
22,69
7
1.000.000
35
19.550
19,55
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với tiền lương, tiền công
Giảm thuế thu nhập cá nhân cho lao động chất
lượng cao sẽ tạo cơ chế khuyến khích, thu hút
nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giúp các
doanh nghiệp nước ta “đi tắt đón đầu” để có
thể cạnh tranh với các nước phát triển.
1...,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25 27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,...145
Powered by FlippingBook