TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 30

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
29
- Tập trung thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ (đổi
mới tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động
KH&CN); Tăng cường tiềm lực KH&CN quốc gia;
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ
phát triển KH&CN với nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội ở các cấp, các ngành.
- Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư
cho các nhiệm vụ KH&CN quốc gia, các sản phẩm
quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi
nguồn lực, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư phát
triển KH&CN.
Từ quan điểm hiệu quả, vấn đề đổi mới quản lý
tài chính trong hoạt động KHXH cần đáp ứng được
những trọng tâm sau:
Thứ nhất,
các quy định về cơ chế quản lý tài chính
trong hoạt động KHXH phải đồng bộ, phù hợp,
không mâu thuẫn với các quy định khác, làm tăng
tính hiệu quả trong quá trình thực thi.
Các quy định về quản lý tài chính trong hoạt
động nghiên cứu KHXH cần tuân theo các quy định
pháp luật hiện hành về quản lý tài chính, bao gồm:
Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán, kiểm toán
và các văn bản khác, các quy định đồng thời phải
đồng bộ với nhau. Đây là yêu cầu bắt buộc, bởi sự
mâu thuẫn giữa các quy định pháp lý sẽ gây nên
những cản trở làm giảm hiệu quả công tác kiểm
tra, giám sát, gia tăng vi phạm, dẫn đến thất thoát,
lãng phí.
Thứ hai,
các quy định về cơ chế quản lý tài chính
trong hoạt động KHXH phải rõ ràng, cụ thể, đơn
giản, dễ dàng áp dụng, hạn chế nhầm lẫn.
Các quy định càng rõ ràng, cụ thể, bám sát điều
kiện thực tế thì càng thuận lợi trong quá trình thực
thi. Nếu quy định chi tiết thì ranh giới giữa vi phạm
và không vi phạm được xác định rõ ràng, tạo sự
thuận tiện cho việc thực hiện cũng như giám sát
và kiểm soát chi tiêu. Trường hợp ngược lại, các cơ
quan quản lý sẽ rơi vào tình trạng “trắng đen lẫn
lộn”, khó khăn trong thực thi, làm hiệu quả đầu tư
cho khoa học nói chung và cho KHXH nói riêng.
Thứ ba,
việc phân cấp quyền quyết định chi tiêu
phải thật sự triệt để.
Việc phân cấp triệt quyền hạn và trách nhiệm
phải rõ ràng, giúp nâng cao tính tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các tổ chức KH&CN. Việc có
nhiều cấp cùng có quyền quyết định, sẽ dẫn đến
các xung đột về quyền hạn, trách nhiệm. Điều này
cản trở việc đưa ra các quyết định nhanh chóng,
kịp thời, cản trở tiến độ thực hiện hoạt động
nghiên cứu khoa học.
Thứ tư,
các định mức chi phải được xây dựng
dựa trên các đặc thù của hoạt động KH&CN.
tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực và nhân văn, khoa
học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ... Quan tâm
đúng mức hoạt động nghiên cứu cơ bản, tiếp thu
và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp
với điều kiện Việt Nam.
-
Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập
nhật tri thức KH&CN tiên tiến của thế giới; Thu hút
nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự
án KH&CN của nước ta; Khuyến khích và tạo điều
kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực
tập sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước
làm việc.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh
mẽ và là xu thế tất yếu đối với sự phát triển của
thế giới ngày nay, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
đã cho thấy rõ vai trò quan trọng của nền kinh tế
tri thức. Kinh tế tri thức ngày càng góp phần quan
trọng vào những đổi mới về KH&CN trong sản xuất
và là nguồn lực cơ bản tạo nên sự tăng trưởng và
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
KHCN luôn đóng một vai trò quan trọng trong
việc nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả sản
xuất và hiển nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa, lĩnh
vực này lại càng chịu ảnh hưởng không nhỏ, nhất là
ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy,
việc đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất
lượng tăng trưởng, đẩy nhanh ứng dụng KH&CN
trong phát triển, gắn phát triển nền kinh tế tri thức
là yêu cầu tất yếu. Để làm được điều này cần phải coi
phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng
đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất
để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”;
Cần xây dựng chiến lược đầu tư cho KH&CN bài
bản và dài hạn, đầu tư trọng tâm, trọng điểm hơn
cho KH&CN, trong đó có KHXH.
Về quan điểm đổi mới phát triển
khoa học công nghệ trong thời gian tới
Định hướng Chiến lược phát triển KH&CN
tới năm 2020 tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày
11/4/2012 của Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược
phát triển KH&CN giai đoạn 2011 – 2020 thể hiện
tập trung ở các khía cạnh sau:
-
Tiếp tục coi phát triển KH&CN cùng với giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực
then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
KH&CN phải đóng vai trò chủ đạo để tạo được
bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi
mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1...,20,21,22,23,24,25,26,27,28,29 31,32,33,34,35,36,37,38,39,40,...145
Powered by FlippingBook