TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 31

30
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức đầu tư cho các
lĩnh vực nghiên cứu KHXH.
Trước tiên, cần xác định rõ đặc thù của từng lĩnh
vực KHXH để có cơ chế và hình thức đầu tư thích
hợp. Với lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, do việc đánh
giá, xác định giá trị của các thành quả nghiên cứu
rất khó đo lường, đồng thời các rủi ro trong nghiên
cứu cũng rất lớn, nên hình thức đầu tư có thể là đầu
tư toàn bộ kinh phí nghiên cứu thường xuyên và
giao nhiều quyền tự chủ cho các nhà khoa học. Việc
đặt niềm tin vào các nhà khoa học còn có tác dụng
khuyến khích sức sáng tạo của họ.
Thứ ba, xây dựng chiến lược đầu tư cho KHXH có
trọng tâm, trọng điểm trong từng lĩnh vực, thời kỳ một
cách rõ ràng.
Trong xã hội hiện đại, khi mà quy mô cũng
như tần suất của các tương tác xã hội luôn ở mức
cao, việc duy trì sự phát triển và ổn định của mỗi
quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung đòi
hỏi phải có một kiến thức sâu rộng về tất cả các
lĩnh vực của KHXH. Do đó, việc đầu tư cho các
hoạt động nghiên cứu KHXH phải mang tính toàn
diện, không được ưu tiên quá mức cho một chuyên
ngành lĩnh vực nào đó.
Đầu tư toàn diện không có nghĩa là tất cả các
chuyên ngành thuộc KHXH đều phải được đầu tư
như nhau. Trong từng giai đoạn khác nhau, mỗi
quốc gia đều có những chính sách đầu tư ưu tiên,
trọng tâm cho một số lĩnh vực nhất định và chủ yếu
phụ thuộc vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội
đất nước. Như vậy, việc đầu tư cho KHXH cần thiết
phải tuân theo những ưu tiên trong hệ thống mục
tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong
từng thời kỳ.
Đối với những nước kém phát triển, do nhu cầu
về vật chất thường có tính áp đảo, nên có thể một số
ngành KHXH như kinh tế học, luật học… sẽ được
đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sự
phát triển bền vững, chính sách đầu tư cho KHXH
cần phải chú trọng cả những ngành khác. Kinh
nghiệm phát triển của nhiều quốc gia cho thấy, nếu
một đất nước quá chú trọng đến các ngành phục vụ
Theo đó, các định mức chi tiêu phải phản ánh
được sự khác nhau. Bởi vì, nếu các định mức chi
tiêu không phản ánh được hết đặc thù của các
hoạt động KH&CN khác nhau, sẽ trở thành vật
cản cho việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu
khoa học. Để đáp ứng được yêu cầu này, cần có
sự phân cấp tới các hội đồng chuyên ngành trong
việc xây dựng các định mức chi tiêu cho các
chuyên ngành khoa học khác nhau, trong đó có
các chuyên ngành thuộc KHXH.
Thứ năm,
các định mức chi phải thường xuyên
được điều chỉnh theo sát với thị trường và điều kiện
kinh tế - xã hội.
Việc xây dựng các định mức chi tiêu theo thị
trường sẽ tạo điều kiện cho việc lập dự toán kinh phí
và quản lý chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu khoa
học, làm tăng hiệu quả đầu tư cho KHXH. Thực tế
cho thấy, mối quan hệ chặt chẽ giữa chi phí cho các
hoạt động nghiên cứu khoa học và những biến động
về kinh tế, xã hội hay những tiến bộ về khoa học,
công nghệ. Đơn cử như khi tỷ giá hối đoái hay lạm
phát có sự biến động thì giá cả của các thiết bị, máy
móc theo đó cũng thay đổi. Chính vì vậy, tốc độ
thay đổi các điều kiện về kinh tế - xã hội cũng như
công nghệ càng lớn, yêu cầu điều chỉnh các định
mức chi càng trở nên cấp thiết.
Định hướng đổi mới quản lý tài chính
trong hoạt động khoa học xã hội
Căn cứ vào Chiến lược phát triển KH&CN đến
năm 2020, và thực tiễn phát triển KHCN tại Việt
Nam nghiên cứu đưa ra một số giải pháp đổi mới
quản lý tài chính trong hoạt động KHXH như sau:
Thứ nhất, cần đa dạng hóa các nguồn lực tài chính
trong việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu KHXH.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ
và là một xu thế tất yếu, cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 diễn ra càng cho thấy vai trò quan trọng
của kinh tế tri thức, đóng góp của KHXH vào sự
ổn định và phát triển về kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia ngày càng được khẳng định. Vì vậy, đầu
tư cho KHXH cũng cần phải được chú trọng một
cách tương xứng.
Trong khi nguồn lực ngân sách nhà nước còn hạn
chế, nhu cầu cần thiết để đầu tư cho phát triển của
KHXH rất lớn. Việc thu hút thêm các nguồn vốn khác
ngoài ngân sách nhà nước cần được đẩy mạnh và xem
như là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt
động KHXH tại Việt Namhiện nay. Để chính sách đầu
tư tài chính cho KHXH được phát huy, phải có cơ chế
khuyến khích sự tham gia cũng như phải xác định
được các thành quả từ các kết quả nghiên cứu.
Đối với những nước kém phát triển, do nhu cầu
về vật chất thường có tính áp đảo, nên có thể
một số ngành KHXH như kinh tế học, luật học…
sẽ được đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên, để đảm
bảo cho sự phát triển bền vững, chính sách
đầu tư cho KHXH cần phải chú trọng cả những
ngành khác.
1...,21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,...145
Powered by FlippingBook