TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 32

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
31
đòi hỏi kinh phí phải được phân bổ hợp lý cho các
hoạt động khác nhau trong quá trình nghiên cứu.
Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu khoa học lại
có những mục tiêu khác nhau, phương pháp nghiên
cứu khác nhau, yêu cầu khác nhau về cơ cấu các
nguồn lực cần thiết (thiết bị, máy móc, nguyên vật
liệu, nhân lực…) và đòi hỏi các cách thức phân bổ
nguồn lực tài chính khác nhau. Như vậy, mỗi công
trình nghiên cứu khoa học, để đạt được kết quả tốt
cần một cách thức chi tiêu tài chính riêng mà các
quy định cứng nhắc có thể không phù hợp. Chính vì
vậy, để khoản đầu tư vừa đạt hiệu quả về mặt quản
lý song vẫn tạo điều kiện cho nhà khoa học phát huy
được tính sáng tạo trong nghiên cứu thì rất cần có
những cơ chế chính sách phù hợp.
Tóm lại, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế sâu rộng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
giữa các quốc gia, phát triển của mỗi quốc gia dựa vào
KH&CN thì đòi hỏi các quốc gia cần xây dựng Chiến
lược phát triển KH&CN phù hợp với trình độ và điều
kiện phát triển của mình. Đảng và Nhà nước đã chú
trọng đến phát triển KH&CN, coi KH&CN là quốc
sách hàng đầu trong phát triển đất nước, trong đó ghi
nhận những đóng góp của KHXH trong phát triển đất
nước. Để cụ thể hóa quan điểm chủ trương, đường lối
về chính sách phát triển của KH&CN cho sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội, rất cần những định hướng
mang tính chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực theo
từng giai đoạn cụ thể thông qua việc đổi mới về cơ chế
quản lý, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết số 20- NQ/TW ngày 01/11/2012 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển Khoa học và Công nghệ phuc
vu sư nghiêp công nghiêp hoa, hiên đai hoa trong điêu kiên kinh tê thi
trương đinh hương xa hôi chu nghia;
2. Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Chính phủ về phê duyệt
Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011- 2020;
3. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013;
4. Lê Đình Tiến (2011), Đề tài cấp nhà nước: Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khoa học xã hội trong giai đoạn đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
cho việc sản xuất vật chất, bỏ qua hoặc không chú
ý đến các ngành khác thì rất nhiều các vấn đề về xã
hội nảy sinh và hệ quả của nó thường có tác động
rất lớn đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Thứ tư, đảm bảo tính hiệu quả của các khoản đầu tư
cho KHXH.
Các hoạt động trong nghiên cứu KH&CN nói
chung và KHXH nói riêng, về bản chất là các hoạt
động đầu tư. Quan điểm xuyên suốt quá trình xây
dựng cơ chế quản lý tài chính đối với các hoạt động
nghiên cứu khoa học là phải đảm bảo tính hiệu quả
của các khoản đầu tư này.
Mặc dù vậy, giữa những người làm công tác
quản lý tài chính và những người làm công tác
nghiên cứu khoa học vẫn còn tồn tại những bất
đồng về quan điểm trong việc đưa ra các cách
thức đảm bảo tính hiệu quả các khoản chi cho
các hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là trong
hoạt động KHXH - lĩnh vực nghiên cứu thường
khó cân đong, đo đếm.
Theo quan điểm của những người làm công tác
quản lý tài chính, hiệu quả đầu tư thường đồng
nghĩa với việc các khoản chi được sử dụng đúng
mục đích và tiết kiệm, hay nói cách khác là kinh
phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học phải được
kiểm soát sao cho không bị thất thoát, lãng phí.
Do vậy, các cơ chế quản lý tài chính thường được
thiết kế để phục vụ cho mục đích tăng cường khả
năng kiểm soát của các nhà quản lý tài chính. Các
xu hướng chính trong việc thiết kế các quy định
về quản lý tài chính đối với hoạt động nghiên cứu
khoa học thường là chia nhỏ các hạng mục chi thật
cụ thể (để dễ kiểm soát), các định mức chi đưa ra
thường ở mức thấp (để tránh lãng phí), dự toán
kinh phí được yêu cầu phải xây dựng chi tiết ngay
từ đầu và kinh phí không được chuyển giữa các
hạng mục chi, các khoản chi thường được yêu cầu
phải có hóa đơn, chứng từ để chứng minh…
Trong khi, theo quan điểm của các nhà khoa học,
những người sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa
học, hiệu quả của các khoản đầu tư cho khoa học
đồng nghĩa với việc các khoản đầu tư đó phải cho
ra đời các sản phẩm tốt nhất. Để đạt được điều này
Tiền thuế là của dân,
do dân đóng góp
để phục vụ lợi ích của nhân dân
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...145
Powered by FlippingBook