TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 33

32
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
sự vượt trội so với các nước Đông Á, Đông Nam Á
khác và thấp xa so với Trung Quốc trong cùng kỳ
(4,7% so với 9,07%). Cụ thể, mức tăng trên chỉ mới
bằng 7% năng suất lao động của Singapore; 17,6%
của Malaysia và chỉ tương đương với 87,4% của Lào.
Đáng chú ý, chênh lệch về năng suất lao động giữa
Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng. Điều
này cũng cho thấy, khoảng cách và thách thức nền
kinh tế Việt Nam phải đối diện trong việc bắt kịp
mức năng suất lao động của các nước.
Khảo sát thực tế cho thấy, thành tích tăng năng
suất lao động của Việt Nam thời gian qua chủ yếu
theo chiều rộng, chưa theo chiều sâu, bởi do phần
lớn vẫn dựa vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu
vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch
vụ, chưa phải là cải thiện về năng suất lao động
trong nội tại từng ngành kinh tế. So với nhu cầu
phát triển, giới chuyên gia nhận định, năng suất lao
động của Việt Nam hiện nay đang rất thấp. Với tốc
độ tăng năng suất lao động bình quân khoảng 4,7%
giai đoạn 2011-2017, Việt Nam đang đứng trước
nguy cơ bị tụt lại phía sau khi mà tốc độ tăng năng
suất đang thấp hơn tốc độ tăng bình quân của GDP
khoảng 6,21% cùng thời kỳ và cũng thấp hơn tốc độ
tăng lương thực tế bình quân khoảng 12,59%/năm.
Điều này có nghĩa là chi phí sản xuất ở Việt Nam
đang đắt đỏ hơn, tác động trực tiếp tới tính cạnh
tranh của nền kinh tế, nguy cơ sụt giảm đà công
nghiệp hoá khi nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ chuyển địa điểm sản
xuất sang nước có chi phí rẻ hơn, tạo áp lực lớn lên
tăng trưởng kinh tế.
Theo các chuyên gia, tốc độ tăng năng suất lao
Tốc độ tăng năng suất lao động
của Việt Nam hiện nay
Số liệu thống kê cho thấy, năng suất lao động toàn
nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành ước đạt
92,1 triệu đồng, tương đương khoảng 4.100 USD/lao
động, tăng 5,9% so với năm 2016, cao hơn so với mức
tăng bình quân 4,5% giai đoạn 2011-2016 và cao hơn
nhiều so với mức tăng 3,45%/năm giai đoạn 2006-
2010. Như vậy, năng suất lao động của Việt Nam đã
có sự cải thiện đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng năng
suất lao động của Việt Nam hiện nay không thể hiện
TỐC ĐỘTĂNGNĂNG SUẤT LAOĐỘNG CỦAVIỆT NAM
VÀNHỮNGTÁC ĐỘNGTỚI THUHÚT VỐN FDI
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LOAN
– Học viện Ngân hàng *
Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, thời gian qua, năng suất lao động của Việt Nam đã cải
thiện đáng kể. Tuy nhiên, thành tích tăng năng suất lao động của Việt Nam chủ yếu theo chiều rộng,
chưa theo chiều sâu, phần lớn là do chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ, chưa phải là cải thiện năng suất lao động trong nội tại từng ngành kinh tế. Một trong
những giải pháp đặt ra đối với những nước đang trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hóa như Việt
Nam là cần đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vao cac hoat đông dich vu, san xuât công nghiệp va
nông nghiêp co gia tri cao hơn, để tăng nhanh năng suất lao động.
Từ khóa: Năng suất lao động, FDI, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
IMPROVEMENT OF PRODUCTIVITY IN VIETNAM
AND THE EFFECTS TOWARD FDI ATTRACTION
Together with the economic reform, the
productivity of Vietnam has been improved in
the past years. However, the improvement of
productivity has been increased by width but
not by depth due to the economic shift from
agriculture to industries and services. One of
the measures for the initially-industrialized
countries such as Vietnam is to improve the
FDI attractiveness of service, industrial and
even agricultural activities with higher value
to improve the productivity.
Keywords: Productivity, FDI, industry, agriculture, service
Ngày nhận bài: 20/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 7/5/2018
Ngày duyệt đăng: 11/5/2018
*Email:
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...145
Powered by FlippingBook