TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 35

34
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Để giữ nhịp tăng trưởng đạt được trong thời
gian qua, Việt Nam cần bù đắp sự suy giảm lợi thế
cơ cấu dân số vàng bằng cách tăng năng suất của
nền kinh tế. Muốn kinh tế tăng trưởng bình quân
khoảng 7%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động
của Việt Nam cần đẩy nhanh 1,5 lần để đạt mức
khoảng 6,4%/năm so với mức bình quân 4,1%/năm
trước đây. Theo giới chuyên gia, đây là một thách
thức vô cùng lớn, bởi khả năng nâng cao năng suất
nhờ tái phân bổ lao động từ nông nghiệp sang
công nghiệp và dịch vụ tất yếu sẽ suy giảm theo
thời gian. Vì vậy, để đạt được mục tiêu trên, Việt
Nam cần sự đóng góp mạnh mẽ hơn nữa của yếu
tố tăng trưởng năng suất trong từng ngành kinh tế.
Một yêu cầu thiết yếu nữa nhằm để gia tăng nhanh
chóng năng suất lao động chính là phải đảm bảo
duy trì được nguồn vốn FDI.
Về mặt lý thuyết, dòng vốn FDI tác động đến
năng suất lao động của Việt Nam, nhưng tác
động tích cực chỉ xảy ra khi DN trong nước có đủ
năng lực học hỏi công nghệ mới, hoặc có đủ năng
lực cung cấp đầu vào cho DN nước ngoài. Ngược
lại, năng suất lao động cũng có ảnh hưởng không
nhỏ tới vấn đề thu hút nguồn vốn FDI. Do vậy,
thời gian tới, Việt Nam cần phải nâng cao năng
lực DN trong nước thông qua các dự án phát
triển công nghiệp phụ trợ, phát triển nhà cung
cấp cho cả DN trong và ngoài nước. Bên cạnh
đó, cần khuyến khích tăng cường cơ chế hợp tác,
liên kết giữa DN trong nước và DN FDI. Việc thu
hút FDI hiện nay thông qua nhiều công cụ ưu đãi
nhưng cần phải gắn chặt với việc tạo dựng mạng
lưới cung cấp trong nước... Bên cạnh đó, hình
thành một số cụm ngành để khai thác tác động
lan tỏa của FDI ở một số ngành có dung lượng
thị trường lớn, ví dụ như các ngành điện tử, chế
biến thực phẩm, may mặc, da giày; Đồng thời,
khuyến khích hoặc ra điều kiện về liên kết sản
xuất, chuyển giao công nghệ của DN FDI trong
những ngành này cho DN trong nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định số 339/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án
tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn
2013 – 2020;
2. TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2018), Tác động lan tỏa năng suất của đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam;
3. TS. Lê Văn Hùng (2017), FDI và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam
- Ngụ ý đối với dòng vốn FDI từ EU;
4. Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (2012), Giữ nhịp tăng trưởng bền vững
tại Việt Nam: Thách thức về năng suất.
hoạt động đầu tư tư nhân trong nước và các dòng
vốn FDI đã châm ngòi cho những chuyển biến đáng
kể trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo – chế
biến và dịch vụ. Cùng với nguồn lao động tương
đối rẻ, các nhân tố kể trên đã tạo thuận lợi cho sự
tăng trưởng kinh tế chắc chắn trên diện rộng trong
những năm qua. Theo ước tính của Viện Nghiên
cứu Toàn cầu McKinsey, nguồn lao động ngày
càng lớn và sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp
sang công nghiệp chế tạo – chế biến và dịch vụ đã
đóng góp hơn 2/3 mức tăng trưởng GDP của Việt
Nam, khoảng 1/3 còn lại có được là nhờ việc nâng
cao năng suất trong các ngành kinh tế.
Phân tích đóng góp vào tăng trưởng năng suất
lao động từ dịch chuyển lao động và do năng lực
của từng khu vực của Lê Văn Hùng (2017) cũng cho
thấy, đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động
của khu vực FDI phần lớn do đóng góp từ dịch
chuyển lao động (chiếm tới 64% bình quân năm,
giai đoạn 2006-2016), còn đóng góp vào tăng trưởng
năng suất lao động do năng lực của chính khu vực
này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều. Hay nói cách
khác, đóng góp của khu vực FDI vào tăng trưởng
năng suất lao động chủ yếu do thu hút lao động từ
những khu vực có mức lao động tuyệt đối thấp sang
làm việc hơn là đóng góp từ việc cải thiện năng lực
sản xuất của chính khu vực FDI.
Những vấn đề đặt ra
trong tăng năng suất lao động và thu hút FDI
Bên cạnh thành tựu về tăng năng suất lao động,
tạo động lực thu hút nguồn vốn FDI, nghiên cứu của
Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey cũng khẳng
định, hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang đối diện
với không ít những thách thức, đòi hỏi sự chuyển
dịch sang một mô hình tăng trưởng dựa trên năng
suất. Yếu tố nhân khẩu học thuận lợi từng đóng góp
tới 1/3 mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong
quá khứ nhưng giờ đây đang suy yếu dần. Theo dự
báo của Chính phủ, giai đoạn 2010-2020, lực lượng
lao động Việt Nam sẽ chỉ tăng 0,6%/năm, nghĩa là chỉ
bằng gần 1/4 mức tăng 2,8%/năm trong những năm
2000 – 2010. Sự gia tăng lực lượng lao động vẫn sẽ
tiếp tục đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
nhưng mức độ đóng góp sẽ thấp hơn nhiều so với
thập niên trước.
Thị trường lao động đang có xu hướng dần thắt
chặt. Giá lao động tại Bangladesh và Campuchia sau
khi điều chỉnh tỷ giá hiện nay đều thấp hơn Việt
Nam. Rõ ràng, một khi chi phí nhân công và giá cả
tăng lên thì Việt Nam bắt đầu trở nên kém hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư FDI.
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...145
Powered by FlippingBook