TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 4

3
KINH TẾ - TÀI CHÍNHVĨ MÔ
chính thức. Do một định nghĩa ngắn gọn không thể
diễn đạt hết được tính chất, đặc điểm của khu vực này,
nên các nhà kinh tế và tổ chức quốc tế thường chỉ nêu
lên đặc điểm chính để nhận dạng qua đó giải thích cho
tên gọi và khái niệmmà họ đưa ra. Chẳng hạn, trên thế
giới hiện đang phổ biến một số tên gọi như: Khu vực
phi chính thức; Kinh tế Bóng đen; Kinh tế chìm; Kinh
tế không được quan sát... Theo các chuyên gia kinh tế,
dù tên gọi khác nhau nhưng các khái niệm trên đều
phản ánh bản chất hoạt động kinh tế của một khu vực
trái ngược với khu vực kinh tế chính thống và không
thể phủ nhận nó là một bộ phận rất quan trọng trong
nền kinh tế mỗi quốc gia.
Trên thực tế, thuật ngữ “Khu vực kinh tế phi
chính thức” đầu tiên do Hart (1973) đề xuất để
mô tả một khu vực kinh tế truyền thống ở các nền
kinh tế đang phát triển. Nguyên gốc của sự phân
biệt giữa khu vực kinh tế chính thức và phi chính
thức là dựa trên sự phân biệt giữa lao động được
trả lương và lao động tự làm. Phạm trù này dần
dần được mở rộng để bao quát tất cả các sự thay
đổi về công việc do toàn cầu hóa gây ra, do đó đã
chuyển từ khái niệm “Khu vực kinh tế phi chính
thức” sang khái niệm “Kinh tế phi chính thức”.
Một khái niệm bao trùm cả khu vực kinh tế phi
chính thức và việc làm phi chính thức - xuất hiện ở
cả hai khu vực kinh tế phi chính thức và và chính
thức (ILO, 2002). Nói cách khác, kinh tế phi chính
thức gồm khu vực kinh tế phi chính thức và việc
làm phi chính thức.
Trong khi đó, quan điểm của Tổ chức Lao động
Thế giới (2002) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (2002) lại coi đây là “kinh tế chưa được giám
sát” với 3 thành tố sau: Nền kinh tế phi chính thức
(thoát khỏi một phần hoặc hoàn toàn các quy định
Khái niệm về kinh tế phi chính thức
Có thể nói, khu vực kinh tế không chính thức tồn
tại như một tất yếu khách quan, luôn chịu sự tác
động của các quy luật kinh tế, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội cũng như hiệu lực của hệ thống pháp
luật ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào mỗi quốc
gia. Khu vực này đã trở thành bộ phận cấu thành
của nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, đặc
biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một tên gọi
cũng như khái niệm thống nhất về khu vực kinh tế phi
KINHTẾ PHI CHÍNHTHỨC ỞVIỆT NAM
VÀMỘT SỐ KHUYẾNNGHỊ
ThS. ĐINH THỊ LUYỆN
- Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh*
Kinh tế phi chính thức tồn tại từ lâu và đã trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành của các nền kinh
tế trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Trong những năm qua, sự tăng
trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển và đóng góp đáng kể của hoạt động
kinh tế phi chính thức. Mới đây, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã trình Thủ tướng Chính phủ
Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát (còn gọi là kinh tế phi chính thức) nhằm giúp Chính
phủ đưa ra những chính sách phù hợp trong thời gian tới.
Từ khóa: Kinh tế phi chính thức, kinh tế chưa quan sát, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội
INFORMAL ECONOMY IN VIETNAM AND RECOMMENDATIONS
Informal economy has been existed for a long
time and been an important element of the world
economies especially emerging economies such
as Vietnam. For the past years, the economy of
Vietnam has been experienced the increasing
contribution of informal economy. Recently,
the General Statistics Office (Ministry of
Planning and Investment) has submitted
to the Prime Minister a statistics project for
the unobserved sector (or informal economy)
in order to help the Government make more
effective policies in the future.
Keywords: Informal economy, unobserved economy,
enterprise, social insurance
Ngày nhận bài: 27/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 14/5/2018
Ngày duyệt đăng: 18/5/2018
*Email:
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...145
Powered by FlippingBook