TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 40

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
39
là những gì tổ chức phấn đấu, nỗ lực để đạt được.
Các thành phần của KSNB là những hoạt động cần
thiết để đạt được mục tiêu chung. Mối quan hệ
được mô tả bởi ma trận 3 chiều trong 1 hình khối
(Hình 1). Cho thấy, mỗi thành phần của KSNB là
một lát cắt theo hàng và áp dụng cho tất cả 4 mục
tiêu (trách nhiệm giải trình, sự tuân thủ, vận hành
và đảm bảo an toàn nguồn lực). Tương tự như vậy,
nhìn vào những mục tiêu chung thì 5 thành phần
của KSNB đều có liên quan đến mỗi một mục tiêu
của tổ chức. Như đối với mục tiêu để tổ chức vận
hành một cách hiệu lực và hiệu quả thì 5 thành phần
của KSNB phải được thực hiện và rất quan trọng đối
với những gì nó đạt được.
KSNB không chỉ liên quan đến tổng thể tổ chức
mà còn đến từng bộ phận riêng lẻ. Mối quan hệ này
được mô tả bởi chiều thứ 3 của ma trận đối với cả
tổ chức và các bộ phận. Trong khi khung KSNB có
liên quan và thích hợp cho tất cả các tổ chức thì cách
thức của việc quản lý khi ứng dụng sẽ rất đa dạng
với đặc tính của tổ chức và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố của nó. Những yếu tố đó bao gồm cấu trúc tổ
chức, hồ sơ về những rủi ro, môi trường hoạt động,
quy mô, độ phức tạp, hoạt động và nhịp độ, những
đặc tính khác.
Vận dụng Chuẩn mực kiểm soát nội bộ
cho đơn vị khu vực công tại Việt Nam
Với kết quả hoạt động có nhiều hạn chế, bất cập
về công tác quản lý, về kết quả thực hiện các mục
tiêu của các đơn vị sự nghiệp công lập thời gian qua
đã được đánh giá tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII
cho thấy, các đơn vị sự nghiệp cần nâng cao năng
lực quản lý, áp dụng khoa học về quản lý trong các
tổ chức khu vực công.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại các đơn
vị khu vực công đã khẳng định hệ thống KSNB có
mối quan hệ chặt chẽ và tích cực đối với phát hiện
và ngăn ngừa các gian lận, nâng cao tính tin cậy của
các thông tin phục vụ cho quản lý, nâng cao kết quả
hoạt động, là công cụ tốt cho thực hiện đạt các mục
tiêu của tổ chức. Eko & Hariyanto (2011) đưa ra kết
quả nghiên cứu nhận định các cơ quan quản lý và
các đơn vị nên nâng cao sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB, chức năng kiểm toán nội bộ, các cam kết của
tổ chức vì chúng cải thiện kết quả quản lý, giúp cho
đạt tốt hơn.
Nghiên cứu của Eginato et al (2011) cho thấy,
khi có KSNB ở chuỗi các hoạt động trong đơn vị
sẽ giúp cung cấp cách thức nhận diện các rủi ro
dẫn đến sự thất bại và giúp giảm thiểu (nhận diện
KSNB bao gồm 5 thành phần có liên quan với
nhau: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro;
Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông;
Giám sát.
Môi trường kiểm soát là nền tảng cho toàn bộ
hệ thống KSNB, cung cấp trật tự, cấu trúc cũng
như điều kiện môi trường có hiệu quả của KSNB,
ảnh hưởng đến tổng thể chiến lược và mục tiêu
được thiết lập và hoạt động kiểm soát được cấu
trúc trên nền tảng đó. Sau khi có mục tiêu tổ chức
một cách rõ ràng và đã thiết lập một môi trường
kiểm soát hiệu quả, tiến hành đánh giá rủi ro phải
đối mặt của tổ chức cũng như cung cấp một nền
tảng để phát triển các hoạt động thích hợp để
kiểm soát rủi ro.
Chiến lược chính để làm giảm rủi ro là thông qua
những hoạt động KSNB, để có thể ngăn ngừa hoặc
phát hiện rủi ro. Các hoạt động điều chỉnh là sự bổ
sung cần thiết cho hoạt động KSNB để đạt được
mục tiêu của tổ chức. Hoạt động kiểm soát và họat
động điều chỉnh nên xác định được chi phí, do chi
phí có thể không tương xứng với hiệu quả mang lại
từ chúng (hiệu quả của chi phí).
Thông tin và truyền thông hiệu quả là điều thiết
yếu cho một tổ chức trong điều hành và kiểm soát
các hoạt động của nó. Quản lý thực thể cần cập nhật,
thông tin có liên quan, đầy đủ, đáng tin cậy, chính
xác và kịp thời các thông tin có liên quan đến nội bộ
cũng như những sự kiện bên ngoài. Thông tin rất
cần thiết trong suốt quá trình tổ chức đạt được mục
tiêu của nó.
KSNB là một quá trình năng động có thể điều
chỉnh liên tục trước những rủi ro và thay đổi mà tổ
chức phải đối mặt, giám sát để đảm bảo KSNB được
tiếp tục trước những thay đổi mục tiêu, môi trường,
nguồn lực và rủi ro.
Có mối quan hệ trực tiếp giữa mục tiêu tổ chức
và các thành phần của KSNB. Các mục tiêu tổ chức
HÌNH 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA MỤC TIÊU TỔ CHỨC
VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Nguồn: INTOSAI GOV 9100
1...,30,31,32,33,34,35,36,37,38,39 41,42,43,44,45,46,47,48,49,50,...145
Powered by FlippingBook