TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 47

46
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
nền kinh tế, khả năng suy giảm, thậm chí mất đi của
nhiều ngành nghề cũng như sự xuất hiện mới của
những ngành nghề trong tương lai là hoàn toàn có
thể xảy ra, điều này sẽ dẫn tới những thay đổi rất
lớn trong cơ cấu việc làm.
Ba là,
cần sự kết hợp 3 “nhà”: Nhà trường – Nhà
khoa học – Nhà DN trong đào tạo nhân lực phục vụ
CMCN 4.0. Hiện tại, chủ yếu là phía DN có nhu cầu
gắn kết với nhà trường - nhà khoa học, còn nhà trường,
nhất là các trường công lập, chỉ tập trung công tác đào
tạo chứ chưa chủ động hợp tác với DN.
Các trường đại học ở Việt Nam cần học tập,
kinh nghiệm đào tạo của các trường đại học ở nước
ngoài, trong việc xây dựng các trung tâm đổi mới
sáng tạo gắn rất chặt với DN. Nhờ những trung tâm
đó, sinh viên được học tập ở môi trường rất thật; các
DN liên kết với các trường để tìm nguồn nhân lực
tương lai. Hoạt động của trung tâm đổi mới sáng
tạo ở trường phải thiết thực và đi cùng với nhịp thở
cuộc sống, thoát ly lý thuyết thuần tuý. Từ đây, cần
xây dựng môi trường dạy và học mà phải gắn rất
chặt với môi trường kinh doanh, với thực tiễn đặt
hàng của xã hội…
Cần rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới cơ
sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp gắn với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu
của thị trường lao động trong cả nước, từng vùng
và địa phương. Nâng cao chất lượng đào tạo của
các trường sư phạm. Thực hiện tốt công tác tuyển
sinh đại học, cao đẳng. Xây dựng cơ chế, chính
sách phân luồng giáo dục, gắn với đào tạo nghề
và phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh
phổ thông. Đổi mới nội dung, phương thức đào
tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
đại học và giáo dục nghề nghiệp; Nâng cao chất
lượng đào tạo một số trường đại học, một số nghề
tiếp cận trình độ các nước phát triển trong ASEAN
và thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Chấp hành Trung ương (2016), Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày
1/11/2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô
hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động,
sức cạnh tranh của nền kinh tế;
2. Chính phủ (2017), Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/017 về đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
3. Thủ tướng Chính phủ ( 2011), Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011
phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;
4. Tài liệu Hội nghị khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong
thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0” năm 2018;
5. Một số website: nhandan.com.vn, cafeF.vn...
triển nguồn nhân lực cho CMCN 4.0 cần được xem
xét, đánh giá toàn diện với nhiều yêu cầu và thách
thức mới đặt ra cho các cơ sở đào tạo, đó là:
Một là,
cần chủ động đón đầu xu thế và yêu
cầu của thị trường lao động. Bài toán về phát triển
nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng
cao trong bối cảnh hiện nay đã có thêm những
tiêu chí, điều kiện ràng buộc mới, hết sức khó
khăn, đòi hỏi sự đổi mới toàn diện trong công tác
đào tạo. Các cơ sở đào tạo không thể vẫn sử dụng
phương pháp cũ, thiếu tính tương tác, thiếu thực
tiễn của mô hình sản xuất mới để đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng sự phát triển và ứng dụng
nhanh chóng của các công nghệ hiện đại từ cuộc
CMCN 4.0. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu
và đào thải rất cao.
Hệ thống đào tạo cả nước cần sớm đổi mới nội
dung và chương trình đào tạo nhằm đáp ứng trước
những thay đổi từ thực tiễn. Ví dụ, trong lĩnh vực
công nghệ thông tin, một số chuyên ngành và kỹ
năng, kiến thức mới cần được các trường nghiên
cứu, bổ sung như: Cơ điện tử; công nghệ thông tin,
trong đó đặc biệt chú trọng lĩnh vực khoa học dữ
liệu, an ninh, an toàn thông tin... Đặc biệt, đổi mới
phương thức đào tạo và quản trị đại học, đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào
trong hoạt động giảng dạy và nâng cao năng lực và
chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.
Để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong môi trường
mới, đội ngũ giảng viên giáo phải có những năng
lực mới, năng lực sáng tạo và do đó đòi hỏi phải có
những phẩm chất mới trên cơ sở chuẩn hóa, thông
qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo và bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn. Bên cạnh hoạt động đào tạo,
cần tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học
để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, gắn
nghiên cứu với các hoạt động chuyển giao tại cơ sở,
đặc biệt chú trọng các nghiên cứu mô phỏng, nghiên
cứu tương tác…
Hai là,
cần đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu
thị trường nhân lực trong tương lai gần và xa hơn.
Đây là nội dung cần được đặc biệt quan tâm, bởi
cuộc CMCN 4.0 sẽ có tác động rất lớn tới cơ cấu của
TheoTổ chức Lao động quốc tế, Việt Nam làmột
trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất
từ cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, những
ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông
sẽ chịu tác động lớn, nguy cơ thất nghiệp cao
do sự phát triển của công nghệ tự động và trí
tuệ nhân tạo.
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...145
Powered by FlippingBook