TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 49

48
CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020
dụng các phương thức thanh toán hiện đại trong
chi trả NSNN như thanh toán bằng phương thức
chuyển khoản điện tử, thẻ tín dụng. Bên cạnh đó,
từ ngày 01/4/2017 (theo quy định tại Thông tư số
13/2017/TT-BTC), các khoản thanh toán bằng tiền
mặt của các đơn vị giao dịch với KBNN cấp huyện
có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên được chuyển sang thực
hiện tại các ngân hàng thương mại. Nhờ triển khai
thực hiện quyết liệt các biện pháp nêu trên, tỷ trọng
chi bằng tiền mặt so với tổng chi qua KBNN chỉ còn
7,57%; đến cuối năm 2017, khối lượng chi bằng tiền
mặt tại KBNN đã giảm khoảng 25% so với cùng kỳ
năm 2016.
Trong báo cáo đánh giá về thực trạng thanh toán
của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã có
những nhận định tích cực về nỗ lực của Chính phủ
Việt Nam nói chung và KBNN nói riêng trong việc
tăng cường tự động hóa và minh bạch quy trình thu,
chi NSNN; Tận dụng hiệu quả các hệ thống và dịch
vụ thanh toán hiện đại trong thu, chi NSNN từ đó,
giảm thiểu chi phí cũng như sai sót trong các giao
dịch, rút ngắn thời gian thanh toán, minh bạch hóa
các giao dịch; giảm thiểu khối lượng giao dịch bằng
tiền mặt.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, công
tác quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua KBNN vẫn
còn một số khó khăn, thách thức.
Thứ nhất,
tại một số địa bàn, khối lượng giao
dịch thu, chi bằng tiền mặt còn rất lớn do thói quen
của người nộp NSNN và đơn vị giao dịch. Công
tác quản lý thu, chi bằng tiền mặt chưa tương xứng
với mức độ phát triển của hạ tầng thanh toán. Khối
lượng thu, chi bằng tiền mặt lớn dẫn đến tốn kém
chi phí về nhân lực, thời gian… từ đó, gây khó khăn
cho KBNN trong việc thực hiện cải cách thủ tục
hành chính theo định hướng đơn giản hóa, rút ngắn
thời gian xử lý cũng như sắp xếp, tinh gọn tổ chức
bộ máy theo chủ trương của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII tại Nghị quyết số 18-NQ/TW
ngày 25/10/2017.
Thứ hai,
quy trình chi trả lương bằng tiền mặt và
qua tài khoản như hiện nay còn có điểm dễ bị một
số cán bộ thoái hóa của đơn vị lợi dụng để chiếm
dụng tiền của Nhà nước và người lao động. Cụ
thể, bảng kê tiền lương và phụ cấp của người lao
động gửi đến KBNN để làm thủ tục kiểm soát chi
có thể khác với bảng kê lương, do đơn vị giao dịch
sử dụng để trả lương cho người lao động qua hình
thức thanh toán chuyển khoản hoặc thanh toán trực
tiếp bằng tiền mặt như trường hợp phát sinh gần
đây tại Trường THCS Ngô Mây ở huyện Krông Pắk,
tỉnh Đắk Lắk. Mặc dù, việc đảm bảo tính chính xác
của các hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi gửi KBNN là
trách nhiệm của đơn vị, song cũng cần thiết phải
rà soát, sửa đổi quy trình chi trả lương nhằm ngăn
ngừa và giảm thiểu nguy cơ gian lận.
Thứ ba,
công tác quản lý thu, chi bằng tiền mặt
của KBNN liên quan tới hình thức thanh toán bằng
thẻ tín dụng đối với các khoản chi NSNN. Phương
thức này được KBNN phối hợp với các ngân hàng
thương mại triển khai thí điểm tại Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh từ năm 2015 và triển khai mở rộng tại 5
thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2017.
Mặc dù, cơ sở pháp lý cho việc thanh toán bằng
thẻ tín dụng đối với các khoản chi NSNN đã được
hoàn thiện, nhưng hình thức thanh toán này còn
chưa phổ biến, chưa tận dụng được triệt để các lợi
ích do thanh toán thẻ mang lại. Nguyên nhân chủ
yếu là do thói quen sử dụng của các đơn vị sử dụng
ngân sách và hạn chế của mạng lưới thiết bị chấp
nhận thẻ (POS/EDC) hiện nay (hạ tầng thanh toán
tại các khu vực nông thôn, thành thị tại Việt Nam
chưa đồng bộ; tại các khu vực vùng sâu, vùng xa,
mức độ tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của người
dân còn rất thấp).
Giải pháp đẩy mạnh thanh toán
không dùng tiền mặt
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trên,
trong thời gian tới, hệ thống KBNN cần tiếp tục
triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm góp phần
thực hiện chủ trương phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt của Chính phủ, cụ thể:
Một là,
tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu và
ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt cho các ngân
hàng thương mại đảm nhận. Trong năm 2017, các
kết quả mang lại từ việc việc mở rộng tài khoản
chuyên thu của KBNN tại 5 ngân hàng thương
mại (Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV,
MBBank) nơi KBNN mở tài khoản đã chứng minh
đây là biện pháp đúng đắn.
HÌNH 1: TỶ LỆ THU BẰNG TIỀN MẶT QUA KBNN
GIAI ĐOẠN 2011- 2017 (%)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...145
Powered by FlippingBook