TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 5

4
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
cơ quan này cho rằng, cần phải làm rõ khái niệm
khu vực kinh tế chưa được quan sát, trên cơ sở quan
điểm gồm 5 thành tố như sau:
- Thứ nhất,
các hoạt động kinh tế ngầm, đây là
những hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng bị giấu
diếm có chủ ý nhằm tránh phải nộp thuế (thuế thu
nhập, thuế GTGT), đóng bảo hiểm xã hội và thực
hiện các quy định của Nhà nước. Ví dụ, về mức
lương tối thiểu, số giờ làm việc tối đa, điều kiện sức
khỏe cho người lao động… tránh thực hiện các thủ
tục pháp lý, hành chính cũng như thực hiện báo cáo
tài chính, báo cáo thống kê.
- Thứ hai,
các hoạt động kinh tế bất hợp pháp,
bao gồm các hoạt động kinh tế bị pháp luật cấm,
ví dụ như sản xuất, buôn bán ma túy, mại dâm,
buôn người… Các hoạt động kinh tế không bị
pháp luật cấm nhưng do các nhà sản xuất trái
phép thực hiện cũng thuộc vào các hoạt động kinh
tế bất hợp pháp.
- Thứ ba,
hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh
doanh tham gia quá trình sản xuất hàng hóa, dịch
vụ với mục tiêu cơ bản là tạo công ăn việc làm, thu
nhập cho những người thực hiện hoạt động kinh tế
đó. Các hoạt động này thường hoạt động quy mô
nhỏ, tổ chức sản xuất đơn giản, chưa phân định rõ
ràng giữa lao động và vốn của cơ sở kinh doanh với
hộ gia đình. Mối quan hệ giữa người lao động và sử
dụng lao động dựa trên nền tảng tạm thời, gia đình
không dựa trên hợp đồng chính thức.
- Thứ tư,
hoạt động kinh tế hộ gia đình, tự sản
tự tiêu của hộ gia đình, bao gồm
các hoạt đông sản xuất của hộ
gia đình tạo ra sản phẩm để tự
tiêu dùng và tích lũy cho chính
những thành viên trong gia đình
(như trồng trọt, chăn nuôi, hoạt
động tạo ra sản phẩm vật chất
khác phục vụ nhu cầu trong hộ
gia đình), các hoạt động xây nhà
để ở, tự sửa chữa nhà, tự tích lũy
của Nhà nước, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển: lao động tự làm); Kinh tế ngầm (tránh các quy
định của Nhà nước nhằm cố ý khai thấp doanh số;
Kiểu chợ đen nhằm tránh kiểm toán thuế) và Kinh
tế bất hợp pháp (buôn bán các sản phẩm và dịch vụ
bất hợp pháp như ma túy, mại dâm…).
Như vậy, về cơ bản, kinh tế phi chính thức là
khu vực mà ở đó tồn tại việc làm phi chính thức,
là một tập hợp các đơn vị sản xuất ra sản phẩm
vật chất và dịch vụ với mục tiêu nhằm tạo ra công
ăn việc làm và thu nhập cho những người có liên
quan, đóng góp vào GDP mà khu vực kinh tế chính
thức không với tới được. Kinh tế phi chính thức
bao gồm nhiều khu vực, nhiều loại hình, nhiều
hình thức và đối tượng hoạt động. Khu vực kinh tế
phi chính thức được hiểu ở đây gồm tất cả các hộ
sản xuất kinh doanh chưa có tư cách pháp nhân,
chưa đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh
vực phi nông, lâm nghiệp, thủy sản nhưng vẫn sản
xuất các hàng hóa dịch vụ để bán hoặc trao đổi trên
thị trường. Còn việc làm phi chính thức được hiểu
là việc làm không có bảo hiểm xã hội, nghĩa là việc
làm của cả khu vực kinh tế phi chính thức và có
thể một phần việc làm của khu vực kinh tế chính
thức. Như vậy có thể thấy, kinh tế phi chính thức
sẽ bao gồm cả khu vực kinh tế phi chính thức và
việc làm phi chính thức. Thông thường ở các nước
đang phát triển, khu vực kinh tế phi chính thức đã
giúp 60% lao động tìm được cơ hội việc làm, còn ở
Việt Nam hiện 82% việc làm có thể coi là việc làm
phi chính thức.
Tại Việt Nam, khái niệm về khu vực kinh tế phi
chính thức cũng chưa có sự thống nhất, do việc
thống kê không hề đơn giản. Năm 2006, khái niệm
kinh tế phi chính thức được nhắc đến tại Việt Nam,
khi Tổng cục Thống kê cùng phối hợp với Viện
Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD-DIAL) thực hiện
một số dự án nhằm xây dựng một hệ thống thông kê
để đo lường khu vực kinh tế phi chính thức của Việt
Nam. Mới đây, trong Đề án thống kê khu vực kinh
tế chưa được quan sát do Tổng cục Thống kê (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư) trình Thủ tướng Chính phủ,
BIỂU ĐỒ 1: CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ NGẦM
Nguồn: tuoitre.vn
BẢNG 1: 3 THÀNH TỐ CỦA KINH TẾ CHƯA ĐƯỢC QUAN SÁT
STT
Thành tố
Chi tiết
1 Nền kinh tế
phi chính thức
Thoát khỏi một phần hoặc hoàn toàn các quy định của Nhà
nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển: lao động tự làm
2 Kinh tế ngầm
Tránh các quy định của Nhà nước nhằm cố ý khai thấp doanh số;
Kiểu chợ đen nhằm tránh kiểm toán thuế.
3 Kinh tế bất
hợp pháp
Buôn bán các sản phẩm và dịch vụ bất hợp pháp như ma túy,
mại dâm…
Nguồn: Tổ chức Lao động Thế giới (2002) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (2002)
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...145
Powered by FlippingBook