TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 50

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
49
Hai là,
tiếp tục mở rộng phương thức thanh
toán qua thẻ tín dụng trong chi tiêu NSNN; Hạn
chế các trường hợp thanh toán bằng tiền mặt. Hiện
nay, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt so với tổng
chi qua KBNN đã ở mức rất thấp, song hình thức
chi trả bằng tiền mặt còn phổ biến, thậm chí ở các
tỉnh, thành phố nơi có thể sử dụng các phương thức
thanh toán điện tử (thanh toán bằng chuyển khoản,
thanh toán bằng thẻ…). Tình trạng này có thể được
thay đổi thông qua việc bắt buộc chi trả qua thẻ tín
dụng đối với các khoản chi nhỏ, lẻ hiện nay đang
được phép chi bằng tiền mặt như chi mua vé máy
bay, phòng khách sạn…
Ba là,
tiếp tục mở rộng địa bàn bắt buộc trả lương
qua tài khoản; đồng thời, nghiên cứu, sửa đổi quy
trình trả lương cho các đối tượng hưởng lương từ
NSNN. Theo đó, KBNN sẽ là đơn vị chuyển bảng kê
tiền lương và phụ cấp cho ngân hàng thương mại,
thay vì đơn vị giao dịch gửi cho ngân hàng thương
mại như hiện nay. Về nội dung này, Ngân hàng Thế
giới khuyến nghị, KBNN cần xem xét xây dựng một
quy trình mới sao cho việc thanh toán được thực
hiện trực tiếp từ tài khoản thanh toán tập trung
của KBNN tới tài khoản của người hưởng lương
mà không qua trung gian (hiện nay, KBNN chuyển
tiền vào tài khoản trung gian do đơn vị giao dịch
làm chủ tài khoản; ngân hàng thương mại chuyển
tiếp từ tài khoản trung gian sang tài khoản của từng
người hưởng lương).
Tuy nhiên, việc KBNN chi trả lương trực tiếp
như khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới sẽ dẫn tới
áp lực cho hệ thống thông tin của KBNN, do phải
lưu giữ thông tin thanh toán của hơn 3 triệu cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động. Trong khi
đó, việc trả lương qua một tài khoản trung gian vẫn
đảm bảo thanh toán nhanh chóng cho các đối tượng
thụ hưởng; đồng thời, tận dụng được hạ tầng kỹ
thuật của các ngân hàng.
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, việc
thanh toán, chi trả lương qua tài khoản trung gian
đã đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả. Để đề phòng
gian lận trong chi trả lương cũng như cải cách thủ
tục hành chính, tạo thuận lợi cho các đơn vị giao
dịch, việc nghiên cứu, sửa đổi quy trình trả lương
theo hướng đã nêu là cần thiết.
Khối lượng giao dịch thu, chi của NSNN chiếm
giữ tỷ trọng đáng kể trong tổng khối lượng giao
dịch hoạt động thanh toán của nền kinh tế. Vì vậy,
việc chuyển dịch từ thanh toán dùng tiền mặt sang
thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch
thu, chi NSNN có tác động lớn đến việc chuyển đổi
thói quen thanh toán của các tổ chức, cá nhân. Từ
đó, hoạt động thanh toán của Chính phủ được coi là
một trong những yếu tố chủ chốt quyết định thành
công của Đề án phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt tại Việt Nam.
Nhìn chung, thời gian qua, công tác quản lý thu,
chi bằng tiền mặt qua KBNN đã đạt được những
kết quả quan trọng, vừa nâng cao tốc độ xử lý, minh
bạch hóa các giao dịch thanh toán của Chính phủ,
vừa có tác động lan tỏa, thúc đẩy và tăng cường
sự phát triển của hệ thống hạ tầng thanh toán, chất
lượng dịch vụ của các ngân hàng thương mại. Trong
thời gian tới, để KBNN giữ vững vai trò là một cơ
quan có đóng góp tích cực vào chuyển đổi thanh
toán không dùng tiền mặt, cần thực hiện tốt các quy
định của Bộ Tài chính về quản lý thu, chi bằng tiền
mặt qua KBNN và hướng dẫn của toàn thể các đơn
vị KBNN cấp tỉnh, cấp huyện.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 quy
định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua KBNN;
2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 315/2016/TT-BTC ngày 30/11/2016 quy
định về quản lý và sử dụng tài khoản của KBNN mở tại Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và các ngân hàng thương mại;
3. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016
hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN;
4. Tạp chí Kinh tế và Dự báo (22/12/2017), KBNN đã có nhiều cải cách thủ tục
hành chính, truy cập
bac-nha-nuoc-da-co-nhieu-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh.html).
HÌNH 2: TỶ LỆ CHI BẰNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2011- 2017 (%)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Đến nay, trên toàn quốc có 1.140 tài khoản
chuyên thu của các đơn vị KBNN cấp tỉnh, KBNN
cấp huyện, góp phần mở rộng thời gian, không
gian thuNSNN, tạo thuận lợi chongười nộp thuế;
qua đó, số thu NSNN bằng tiền mặt cũng giảm
đáng kể. Tính đến cuối năm 2017, số thu bằng
tiền mặt qua KBNN hiện chỉ còn 1,94% so với
tổng thu qua KBNN.
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...145
Powered by FlippingBook