TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 52

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
51
-
Hỗ trợ gop phân bảo đảm ổn định nguồn vốn
để NHCSXH thực hiện các chương trình tín dụng
chính sách thông qua việc NHNN tái cấp vốn cho
NHCSXH; Ban hanh các Thông tư hương dân và
thường xuyên chỉ đạo cac tô chưc tin dung (TCTD)
nha nươc thưc hiên duy tri 2% sô dư tiên gưi tai
NHCSXH theo quy định tại Điều 8 Nghị định số
78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002.
-
Hỗ trợ hoàn thiện, củng cố tổ chức và hoạt động
của NHCSXH. Theo đó, NHNN đa cư lanh đao
NHNN, lanh đao môt sô đơn vi tham gia HĐQT,
ban chuyên gia tư vân va ban kiêm soat HĐQT tại
NHCSXH.
-
Chủ động theo dõi, kịp thời phôi hơp vơi cac
bô, nganh, NHCSXH trinh Thủ tướng Chính phủ
cho phép điều chỉnh giam lãi suất va nâng mức cho
vay các chương trình tín dụng chính sách phù hợp
với điều kiện thị trường, cũng như đáp ứng yêu cầu,
nguyện vọng của người nghèo và các đối tượng
chính sách khác.
-
Xây dựng và triên khai cac giai phap đê hương
dong vôn tin dung thương mai cùng với dòng vốn tín
dụng chính sách tại NHCSXH hỗ trợ, góp phần không
nhỏ vào việc nâng cao đời sống, thu nhập cho người
nông dân trên các vùng miền toàn quốc, đặc biệt là
vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, NHNN cũng đã phối hợp chặt chẽ với
các bộ, ngành đơn vị có liên quan thực hiện rà soát
hệ thống chính sách giảm nghèo, hoàn thiện cơ chế
chính sách và khung pháp lý cho hoạt động tín dụng
chính sách nói chung và hoạt động của NHCSXH
nói riêng; Kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc
phát sinh...
Kết quả triển khai hoạt động tín dụng chính sách
Trong 15 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã
được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả
nước; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn,
vùng sâu, vùng xa, biên giới... Cụ thể, đến nay đã có
trên 31,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính
sách được vay vốn từ NHCSXH, với doanh số cho
vay đạt 433.245 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 272.336
tỷ đồng; Góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ vượt qua
ngưỡng nghèo; Thu hút, tạo việc làm cho gần 3,4
triệu lao động, hơn 3,5 triệu lượt học sinh, sinh viên
có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; Xây
dựng trên 9,9 triệu công trình nước sạch và vệ sinh
môi trường ở nông thôn; Gần 105 nghìn căn nhà cho
hộ gia đình vượt lũ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long,
gần 528 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia
đình chính sách, trên 11 nghìn căn nhà phòng, tránh
bão, lụt khu vực miền Trung; trên 112 nghìn lao động
thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu
lao động có thời hạn ở nước ngoài...
Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình
tín dụng chính sách đã góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội theo định hướng của Đảng và Nhà
nước, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật
tự xã hội, an ninh quốc phòng; Góp phần giảm tỷ lệ hộ
nghèo giai đoạn 2001-2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn
2005-2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011-2015 từ
14,2% xuống 4,25% cuối năm 2015.
Hoạt động nhận ủy thác từ NHCSXH cũng đã tạo
điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội tập hợp lực
lượng, củng cố, nâng cao cả về số lượng, chất lượng
phong trào hoạt động… Hiện nay, có 4 tổ chức chính
trị - xã hội đang phối hợp với NHCSXH tham gia
quản lý 166.660 tỷ đồng, trong đó: Hội Phụ nữ tham
gia quản lý 65.633 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 39,4%); Hội
Nông dân tham gia quản lý 53.438 tỷ đồng (chiếm tỷ
lệ 32%); Hội Cựu chiến binh tham gia quản lý 26.300
tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 15,8%); Đoàn Thanh niên tham
gia quản lý 21.289 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 12,8%)…
Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín
dụng chính sách không ngừng được củng cố và nâng
cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh của toàn hệ thống
NHCSXH giảm mạnh từ 13,75% tại thời điểm nhận
bàn giao xuống còn 0,81% tại thời điểm 30/9/2017
(trong đó, nợ quá hạn 0,42%, nợ khoanh 0,39%).
Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín
dụng chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu
lực, hiệu quả. Công tác giám sát từ xa được chú
trọng trong, qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm
trong việc sử dụng vốn hiệu quả. Việc đổi mới và
đa dạng các hình thức truyền thông đã giúp người
dân và các cấp, các ngành nắm bắt kịp thời các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng
chính sách xã hội.
Việc triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí
thư đã có những tác động tích cực đối với hoạt động
tín dụng chính sách xã hội. Cụ thể, dù NSNN có thời
điểm khó khăn, nhưng các bộ, ngành đã quan tâm,
tham mưu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
ưu tiên dành nguồn lực để bổ sung cho NHCSXH;
Bố trí vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý
cho NHCSXH; Bổ sung vốn điều lệ; Giao kế hoạch
đầu tư công trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016-
2020. Qua đó, đã đảm bảo nguồn lực, đáp ứng kịp
thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác.
Để tăng cường hoạt động tín dụng chính sách xã
hội, NHCSXH đã phối hợp với các bộ, ngành liên
quan tham mưu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính
1...,42,43,44,45,46,47,48,49,50,51 53,54,55,56,57,58,59,60,61,62,...145
Powered by FlippingBook