TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 53

52
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
phủ ban hành bổ sung một số chương trình tín dụng
chính sách xã hội mới như: Cho vay hỗ trợ nhà ở xã
hội; Cho vay bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm
nghèo nhanh và bền vững theo; Cho vay hộ mới thoát
nghèo; Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà; Cho vay phát
triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Cùng với Trung ương, các tỉnh, thành phố cũng
đã quan tâm hỗ trợ NHCSXH về cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ công tác, cân đối nguồn vốn ủy thác
để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn. Theo
thống kê, từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW đến nay,
nguồn vốn ủy thác địa phương đã tăng thêm 4.593 tỷ
đồng (tăng 118% so với trước khi có Chỉ thị 40-CT/
TW), đưa tổng nguồn vốn ủy thác địa phương đến
nay đạt 8.485 tỷ đồng. Điển hình, một số tỉnh, thành
phố có nguồn vốn ủy thác tại địa phương nhiều như:
TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.
Đà Nẵng, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Cần
Thơ, Đồng Tháp, Gia Lai, Quảng Nam...
Những tồn tại, hạn chế vàmột sốgiải pháp thực hiện
Bên cạnh kết quả đã đạt được, hoạt động tín
dụng chính sách xã hội vẫn còn một số hạn chế sau:
-
Nguồn lực để thực hiện các chương trình tín
dụng chính sách còn hạn chế so với nhu cầu thực
tế của người nghèo và các đối tượng chính sách;
NSNN cấp bổ sung vốn điều lệ, vốn các chương
trình tín dụng chính sách chưa kịp thời.
-
Một số chương trình tín dụng chính sách tuy
có thời hạn cho vay dài nhưng chưa cân đối được
nguồn lực tương ứng.
-
Chất lượng tín dụng chính sách chưa đồng đều
tại một số vùng. Một số địa phương tỷ lệ nợ quá hạn
còn cao; Một số chương trình tín dụng tiềm ẩn rủi ro
dẫn đến làm gia tăng nợ quá hạn.
-
Tại một số nơi, công tác phối hợp giữa các hoạt
động khuyến nông, khuyên lâm, khuyến ngư, hỗ trợ
kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm
với hoạt động tín dụng chính sách chưa được gắn
kết, dẫn đến một bộ phận người nghèo sử dụng vốn
vay chưa hiệu quả, chưa thoát nghèo bền vững.
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế cũng
như đảm bảo tín dụng chính sách phát triển theo
hướng ổn định, bền vững, thời gian tới cần chú
trọng tới một số giải pháp sau:
Một là,
tập trung huy động nguồn lực và tổ chức
triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng
chính sách xã hội đã ban hành; Rà soát chỉnh sửa, bổ
sung chính sách, chế độ cho phù hợp với thực tiễn.
Hai là,
tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW
và nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt
động của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp
và của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực
hiện tín dụng chính sách xã hội.
Ba là,
tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải
pháp củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tín
dụng chính sách xã hội. Trong đó, đặc biệt coi trọng
chất lượng tín dụng, công tác ủy thác của các tổ chức
chính trị - xã hội của các Tổ tiết kiệm và vay vốn...
Bốn là,
nâng cao chất lượng và hiệu quả nguồn
nhân lực để thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
Nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử
dụng nguồn vốn tín dụng và có trách nhiệm trong
việc hoàn trả vốn vay.
Năm là,
rà soát, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm
quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các văn bản, quy
định cho phù hợp với quy định của pháp luật và
thực tiễn hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
Sáu là,
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối
với hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhận
dịch vụ ủy thác, các Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Bảy là
, tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng
các sản phẩm, dịch vụ; đồng thời, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng.
Tám là,
phối hợp hiệu quả giữa các hoạt động
khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu
thụ sản phẩm của các tổ chức nhà nước, các đơn vị
sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính
trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách.
Chín là,
thực hiện tốt công tác truyền thông về
tín dụng chính sách, đặc biệt những chính sách tín
dụng mới đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân
dân biết để thực hiện và giám sát.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Bí thư (2014), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội;
2. Thủ tướng Chính phủ (2013, Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày
23/2/2013 về tín dụng đối với hộ cận nghèo;
3. Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Báo cáo tổng kết 15 năm (2002 –
2017) thực hiện tín dụng chính sách xã hội;
4. Bùi Sỹ Lợi (2017), Tín dụng chính sách góp phần đưa Việt Nam dần thoát
nghèo bền vững;
5. Các website: sbv.gov.vn, mof.gov.vn, nhcsxh.chinhphu.vn, tapchitaichinh.vn…
Trong 15 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã
được đầu tư đến 100%xã, phường, thị trấn trên
cả nước; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các
xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc
biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới...
1...,43,44,45,46,47,48,49,50,51,52 54,55,56,57,58,59,60,61,62,63,...145
Powered by FlippingBook