TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 6

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
5
đối mặt với sự cạnh tranh không lành lạnh từ khu
vực phi chính do giá cả hàng hóa và dịch vụ được
cắt giảm bởi họ không đóng góp vào bảo hiểm xã
hội cũng như thuế.
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã và
đang nỗ lực để mở rộng sự bảo vệ đến nhóm lao
động này thông qua cải thiện khuôn khổ pháp luật
quốc gia và phát triển chính sách nhằm giải quyết
các thách thức của nền kinh tế phi chính thức. Cụ
thể, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để thúc
đẩy quá trình chính thức hóa nền kinh tế như chuyển
hộ sản xuất, kinh doanh sang thành lập, đăng ký
và hoạt động theo các hình thức doanh nghiệp quy
định tại Luật Doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho việc
thành lập mới doanh nghiệp, khuyến khích khởi
sự doanh nghiệp, mở rộng đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm
2014. Nhờ đó, tỷ trọng lao động phi chính thức ở
Việt Nam đã giảm từ 58,8% năm 2014, xuống 58,3%
năm 2015 và 57,2% năm 2016.
Tuy nhiên, thống kê mới đây của Vụ Thống kê
dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê) cho thấy,
quy mô lao động phi chính thức ở Việt Nam tiếp
tục tăng lên trong cùng thời gian. Năm 2016, tổng
số lao động phi chính thức ở Việt Nam là hơn 18,01
triệu người, tăng 2,8% so với năm 2015; trong đó,
nữ chiếm hơn 7,8 triệu người, tương đương 43,56%.
Khu vực phi chính thức có những đặc điểm dễ nhận
thấy như: lao động trong khu vực này có việc làm
bấp bênh, thiếu ổn định, không có hợp đồng lao
động hoặc hợp đồng thỏa thuận miệng, thu nhập
thấp, thời gian làm việc dài, không đóng bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, không chi trả các chế độ phụ
cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác cho người
lao động… Trong số 21 ngành kinh tế được Vụ
Thống kê dân số và Lao động khảo sát, 4 ngành có
tỷ lệ lao động phi chính thức cao nhất là: Làm thuê
trong các hộ gia đình (gần 99%), xây dựng (hơn
90%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (hơn 80%), hoạt
động dịch vụ khác (trên 83%). Tỷ lệ qua đào tạo
của lao động phi chính thức khá thấp, chỉ khoảng
gần 15%, thấp hơn mức chung của lao động có việc
làm trong toàn bộ nền kinh tế 5,7 điểm phần trăm
tài sản cố định khác, hoạt động giúp việc cho gia
đình. Cần lưu ý, một số hoạt động phục vụ đời sống
hằng ngày (như nấu cơm, lau nhà, giặt quần áo…)
nếu được thực hiện bằng hình thức thuê người
ngoài làm thì được tính là hoạt động kinh tế phi
chính thức.
- Thứ năm:
Là hoạt động kinh tế bị bỏ sót do
chương trình thu thập dữ liệu cơ bản, bao gồm cả
các hoạt động kinh tế đáng lý phải thu thập thông
tin nhưng bị bỏ sót trong quá trình thu thập số liệu
do điều tra không bao phủ đầy đủ phạm vi hoặc đối
tượng điều tra không hợp tác…
Vài nét về kinh tế phi chính thức ở Việt Nam
Hoạt động kinh tế phi chính thức xuất hiện khắp
mọi nơi ở Việt Nam và phát triển mạnh mẽ. Theo
Tổng cục Thống kê, kinh tế phi chính thức ở Việt
Nam chiếm không tới 30% GDP như nhận định lâu
nay của các chuyên gia kinh tế. Theo tính toán của
cơ quan này, tỷ lệ đóng góp của khu vực phi chính
thức đã được quan sát trong chỉ tiêu GDP cả nước
năm 2015 là 14,34%; Hoạt động tự sản, tự tiêu hộ gia
đình đã được quan sát là 2,09%. Đối với hoạt động
kinh tế bị bỏ sót do Chương trình thu thập dữ liệu
cơ bản, Tổng cục Thống kê đang thực hiện rà soát,
điều chỉnh trong quy mô GDP dựa vào kết quả các
cuộc Tổng điều tra.
Theo Tổ chức Lao động Thế giới, người lao
động phi chính thức ở Việt Nam thường có thu
nhập thấp và không thường xuyên, giờ làm việc
dài và ít tiếp cận với các cơ hội phát triển kỹ năng
nghề nghiệp. Do họ không được công nhận, đăng
ký hay quản lý vì vậy họ không được bảo vệ bởi
các thể chế của thị trường lao động, người lao
động trong khu vực phi chính phải đối mặt với
nguy cơ trở thành “tầng lớp lao động nghèo”.
Kinh nghiệm cho thấy, người lao động trong khu
vực kinh tế phi chính và gia đình họ hay phải chịu
thiệt thòi vì không được điều chỉnh bởi pháp luật
lao động. Trong khi là một nguồn quan trọng tạo
việc làm và cơ hội thu nhập cho nhiều người Việt,
đời sống của người lao động trong khu vực kinh
tế phi chính thức ở Việt Nam có đặc điểm chủ yếu
là thu nhập thấp, điều kiện lao động không đảm
bảo, khiến cho họ dễ bị tổn thương hơn trước các
tác động bên ngoài. Đối với yêu cầu về an toàn và
sức khỏe liên qua tới điều kiện làm việc, họ không
được nhận hỗ trợ từ các chương trình trợ cấp xã
hội. Thêm vào đó, tiếng nói của người lao động
trong khu vực phi chính thức ít khi được nhắc
đến trong quá trình quyết định các chính sách.
Doanh nghiệp trong nền kinh tế chính thức phải
Trên thế giới hiện đang phổ biến một số tên
gọi như: Khu vực phi chính thức; Kinh tế Bóng
đen; Kinh tế chìm; Kinh tế không được quan
sát... phản ánh bản chất hoạt động kinh tế
của một khu vực trái ngược với khu vực kinh
tế chính thống.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...145
Powered by FlippingBook