TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 61

60
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
ứng dụng công nghệ hiện đại và phương pháp quản trị
tiên tiến. CácNHTMViệt Namđã chạy đua về vốn, vốn
các NHTM cũng đã tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt là sau
khi Chính phủ ban hànhNghị định số 141/2006/NĐ-CP
quy định mức vốn pháp định tối thiểu của NHTM cổ
phần là 1.000 tỷ đồng với thời hạn đến cuối năm 2008
và 3.000 tỷ đồng đến cuối năm 2010.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN),
tính đến ngày 31/12/2016, tổng vốn điều lệ của 35
NHTM là 387.009 tỷ đồng, tăng 55.940 tỷ đồng so với
năm 2015. Năm 2017, có 19/35 ngân hàng công bố kế
hoạch tăng vốn điều lệ, với tổng mức tăng thêm là
37.135 tỷ đồng. Quá trình tăng vốn nhanh chóng của
các NHTM trong thời gian ngắn đã hình thành cấu
trúc sở hữu, đặc biệt là tình trạng sở hữu chéo và đa
phương giữa ngân hàng với doanh nghiệp và ngân
hàng với ngân hàng có thể phát sinh rất nhiều khoản
nợ xấu, đặc biệt là rủi ro mang tính hệ thống vì vấn
đề thanh khoản. Do đó, một trong những khía cạnh
quan trọng cần xem xét là các tác động của cấu trúc
sở hữu đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.
Nói cách khác, các nhà quản lý cần có sự cân nhắc
giữa những tác động tích cực và tiêu cực của cấu trúc
sở hữu đối với các NHTM Việt Nam.
Trên thế giới, chủ đề mối quan hệ giữa cấu trúc
sở hữu với rủi ro của NHTM đã được quan tâm
nghiên cứu nhưng kết quả vẫn còn chưa thống nhất.
Một số nghiên cứu như Lee (2008) hay Saunders và
cộng sự (1990) cho rằng, các ngân hàng có yếu tố
sở hữu nước ngoài càng lớn thì rủi ro càng tăng.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Laeven (1999)
lại cung cấp bằng chứng ngược lại. Ngoài ra, Micco
và cộng sự (2007) chỉ ra rằng, cổ đông nước ngoài
Nghiên cứu mối quan hệ
giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro thanh khoản
Cùng với mức độ hội nhập ngày càng cao của nền
kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang chịu
sức ép cạnh tranh lớn từ các ngân hàng trong khu vực
và thế giới. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân
hàng thương mại (NHTM) buộc phải mở rộng quy mô,
CẤUTRÚC SỞHỮUVÀ RỦI ROTHANHKHOẢN
CỦA CÁC NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI VIỆT NAM
ThS. TRƯƠNG NGUYỄN TƯỜNG VY
- Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh,
ThS. MAI THỊ PHƯƠNG THÙY
- Đại học Văn Lang *
Quá trình tăng vốn nhanh chóng của các ngân hàng thươngmại cổ phần ở Việt Namtrong thời gian ngắn đã
hình thành cấu trúc sở hữu, đặc biệt là tình trạng sở hữu chéo và đa phương giữa ngân hàng với doanh nghiệp
và ngân hàng với ngân hàng. Điều này có thể phát sinh nhiều khoản nợ xấu, đặc biệt là rủi romang tính hệ
thống vì vấn đề thanh khoản cho các ngân hàng. Thông qua dữ liệu được thu thập thủ công từ báo cáo tài chính
đã kiểmtoán và báo cáo thường niên của 31 ngân hàng thươngmại Việt Namgiai đoạn 2007-2016, bài viết
nghiên cứu về cấu trúc sở hữu có tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng, từ đó đưa ra các hàm
ý chính sách nhằmnâng cao công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng thươngmại trong thời gian tới.
Từ khóa: Ngân hàng thương mại, cấu trúc sở hữu, rủi ro thanh khoản, lãi suất
OWNERSHIP STRUCTURE AND LIQUIDITY RISK
OF COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM
The fast development of capital of commercial
banks in Vietnam marks the establishment
of ownership structure especially the cross-
ownership and multilateral ownership among
the banks and between the banks and enterprises.
This may cause many bad debts and especially
the systematic risk due to the liquidity problems
of the banks. By processing the data collected
manually from the audited financial reports and
the annual reports of 31 commercial banks in
Vietnam for the period of 2007-2016, the paper
examines the impact of ownership structure
on the liquidity of the banks and then makes
policy recommendations to improve the risk
management performance of the banks.
Keywords: Commercial banks, ownership structure
Ngày nhận bài: 4/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 18/5/2018
Ngày duyệt đăng: 23/5/2018
*Email:
,
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...145
Powered by FlippingBook