TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 63

62
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
tiến tính hiệu quả của ước lượng, nghiên cứu sử dụng
phương pháp bình phương bé nhất tổng quát GLS.
Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cấu trúc sở hữu có
tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM
Việt Nam, đặc biệt là sở hữu nước ngoài (FOWN)
càng cao thì rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng
thấp và ngược lại. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng (CR)
có tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản của
ngân hàng. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thêm
bằng chứng thực nghiệm chứng minh vai trò tích cực
của các cổ đông nước ngoài đến rủi ro thanh khoản
nói chung và hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Quy mô tổng tài sản ngân hàng (SIZE) tăng thì rủi ro
thanh khoản của ngân hàng giảm. Trên thực tế, các
ngân hàng có quy mô lớn thường là các ngân hàng có
uy tín. Các ngân hàng này có thể dễ dàng huy động
được nguồn tiền gửi dồi dào, ổn định với chi phí thấp
từ các thành phần kinh tế. Mặt khác, khách hàng của
các ngân hàng này phần lớn là các cá nhân, doanh
nghiệp có nền tảng tài chính lành mạnh.
Ngoài ra, các biến lãi suất huy động thực (DR) và
lãi suất liên ngân hàng thực (IR) có tác động dương
đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Như vậy, lãi
suất tăng sẽ tác động làm tăng rủi ro thanh khoản của
các NHTM. Khi lãi suất huy động tăng sẽ làm cho chi
phí đầu vào của các ngân hàng tăng. Do áp lực chi
phí, các ngân hàng giảm dự trữ tài sản thanh khoản,
cho vay với lãi suất cao khiến nợ xấu có xu hướng gia
tăng, ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hồi nợ và làm
rủi ro thanh khoản của các ngân hàng tăng lên.
Hàm ý chính sách
Từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn nền kinh tế Việt
Nam, nghiên cứu cho rằng, cấu trúc sở hữu có tác động
đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam,
trong đó việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các
tổ chức tín dụng Việt Nam hoàn toàn có cơ sở trong
giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, NHNN cần tham mưu
cho Chính phủ lộ trình cụ thể đối với từng nhóm đối
tượng tổ chức tín dụng. Cụ thể, đối với nhóm các ngân
hàng được coi là yếu kém, tỷ lệ sở hữu nước ngoài có
thể xem xét nâng mức trần tối đa lên 100%. Bởi lẽ, các
ngân hàng yếu kém là những ngân hàng hoạt động
không hiệu quả, cần phải tái cấu trúc toàn diện.
Trong khi đó, đối với các tổ chức tín dụng hoạt
động bình thường, mức trần sở hữu nước ngoài nên
được cân nhắc ở một tỷ lệ hợp lý để có thể hài hòa
giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị. Cụ thể,
mục tiêu kinh tế là tranh thủ nguồn vốn nước ngoài
để hỗ trợ các ngân hàng Việt Nam đầu tư công nghệ
hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng
cao năng lực cạnh tranh, tăng vốn điều lệ để đáp ứng
chuẩn Basel II theo đúng lộ trình. Mục tiêu chính trị là
Nhà nước cần phải đảm bảo quyền kiểm soát ngành
Ngân hàng để tạo được sự tự chủ cho nền kinh tế,
tránh bị thâu tóm, chi phối trên thị trường tài chính. Vì
vậy, tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong nhóm các tổ chức
tín dụng này có thể xem xét nâng mức trần lên 49%
trong giai đoạn hiện nay. Riêng các NHTM nhà nước
đóng vai trò dẫn dắt thị trường, Nhà nước cần đảm
bảo được mức độ sở hữu đủ để chi phối hoạt động.
Về vấn đề quản lý hoạt động ngân hàng, Nhà nước
cần xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp để hỗ trợ các
tổ chức tín dụng quản lý và thu hồi nợ được thuận lợi
hơn cho từng ngân hàng trong từng điều kiện cụ thể,
nâng cao chất lượng công tác thanh tra - giám sát ngân
hàng để đảm bảo minh bạch trong hoạt động ngân
hàng. Bên cạnh đó, các NHTM cũng cần quan tâm đến
các chính sách phòng ngừa rủi ro tín dụng bằng cách
nâng cao năng lực thẩm định tín dụng; Quản lý chặt
chẽ các khoản cho vay; Phòng ngừa và hạn chế rủi ro
đạo đức; Hoàn nhập kịp thời các khoản lãi dự thu đúng
quy định; Trích lập đúng và đủ các khoản dự phòng để
phòng ngừa nguy cơ không thu hồi đủ các khoản cho
vay; Tăng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng (dịch vụ ngân
hàng) và giảm tỷ trọng thu nhập từ tín dụng trong cấu
phần doanh thu của ngân hàng.
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, quy
mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến rủi ro
thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy, các NHTM cần
có những bước đi cụ thể, vững chắc để mở rộng quy
mô tổng tài sản. Khi quy mô tổng tài sản càng lớn thì
vị thế thanh khoản của ngân hàng càng cao và rủi ro
thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm xuống.
Tài liệu tham khảo:
1.Trần Hoàng Ngân và PhạmQuốc Việt (2016), “Mối quan hệ giữa quản trị công ty và
thanhkhoảncủacácngânhàngthươngmạiViệtNam”,TạpchíNgânhàng,3+4,119;
2. Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2016), “Sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh
khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, 33 (3), 1-11;
3. Laeven, L. (1999), “Risk and efficiency in East Asian banks”, World Bank
Policy Research Working Paper 2255 (1999);
4. Lee, S.W., (2008), “Ownership structure, regulation, and bank risk-taking:
Evidence from Korean banking industry”, Investment Management and
Financial Innovations 5, 70;
5. Saunders, A., Strock, E. & Travlos, N.G. (1990), “Ownership structure,
deregulation, and bank risk taking”, The Journal of Finance 45 (1990), 643;
6. Schinasi, G.J. & Teixeira, P.G. (2006), “The lender of last resort in the
European single financial market”, International Monetary Fund;
7. Schoenmaker, D. & Oosterloo, S. (2007),Crossborder Issues in European Financial
Supervision, The Structure of Financial Regulation, Routledge, London, 264.
1...,53,54,55,56,57,58,59,60,61,62 64,65,66,67,68,69,70,71,72,73,...145
Powered by FlippingBook