TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 73

72
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
- Mức độ hội tụ của chuẩnmực báo cáo lưu chuyển
tiền tệ lớn hơn chuẩn mực trình bày BCTC, điều này
phù hợp với kết quả nghiên cứu ở Bảng 1. Xét chung
cả hai chuẩn mực chúng ta thấy mức độ hội tụ đạt
mức đáng kể, đây cũng là một mức tốt cho hệ thống
VAS. Kết hợp với nghiên cứu trước đây, chúng ta có
mức độ hội tụ tổng thể cho 5 trường hợp như sau:
Mức độ hội tụ tổng thể = (73*1 + 26*0.7 + 7*0.3 +
19*0) / (73 + 26 + 7 + 19) = 0,7464
Kết luận và kiến nghị
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay, VAS
đang tiến rất gần đến chuẩn mực kế toán quốc tế.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam lựa chọn mô hình vận
dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán quốc tế làm
cơ sở chủ yếu để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế
toán cho mình là một sự lựa chọn hợp lý, cần thiết
trong thời đại kinh tế ngày nay. Tuy nhiên, hệ thống
VAS vẫn còn tồn tại không ít khiếm khuyết so với hệ
thống IAS, làm hạn chế đi sự phát triển và làm chậm
tiến trình hội nhập của nền kinh tế quốc gia. Qua
quá trình tìm hiểu và so sánh hai cặp chuẩn mực
tương ứng trên trong hệ thống chuẩn mực của quốc
tế và Việt Nam, nghiên cứu đề xuất một số biện
pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống Chuẩn
mực ké toán Việt Nam góp phần tiệm cận hơn với
hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế, cụ thể:
Một là,
biện pháp phát triển chuẩn mực kế toán
trình bày BCTC VAS 21 theo hướng quốc tế.
Thông tin kế toán cần có sự đồng nhất với kế
toán quốc tế và đảm bảo tính linh hoạt nhằm phản
ánh sự thay đổi nhanh chóng về môi trường kinh
doanh, quy mô, cơ cấu tổ chức của DN… VAS 21
đưa quy định khung và yêu cầu trình bày thông tin
theo mẫu quy định đối với từng BCTC. Điều này sẽ
dẫn đến việc trình bày và công bố thông tin thiếu
linh hoạt, giảm chất lượng thông tin trên BCTC. Vì
vậy, để phù hợp với các quy định của quốc tế, Việt
Nam cần chỉnh sửa thay đổi VAS 21.
Bộ Tài chính ban hành mẫu chung thống nhất
nhưng trong đó có những phần chung bắt buộc các
DN phải trình bày và những phần riêng cho các DN
tự lựa chọn hình thức, kết cấu, nội dung trình bày
BCTC sao cho phù hợp với đặc điểm ngành nghề,
đối tượng tác động, khả năng nắm bắt thông tin
của DN. Cần đảm bảo tính trọng yếu khi trình bày
BCTC nhằm cung cấp thông tin kế toán minh bạch
và trung thực. Nếu không đảm bảo tính trọng yếu
thì chất lượng trên BCTC sẽ giảm và làm cho người
sử dụng BCTC không đủ thông tin về tình hình tài
chính, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền của DN.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của trọng yếu là điểm mấu
chốt để hiểu và áp dụng IFRS. Chính vì vậy, để đáp
ứng xu hướng hội tụ, đồng thời nâng cao tính trọng
yếu của thông tin trên hệ thống BCTC của các DN
hiện nay, nhằm đảm bảo thông tin minh bạch thì
Nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Điều chỉnh VAS 01 nhằm thay đổi đặc điểm chất
lượng của BCTC phù hợp với IAS. Chuẩn mực này
được biên soạn, dựa trên khuôn mẫu lý thuyết cho
việc lập và trình bày BCTC quốc tế của IASC (1989).
Tuy nhiên, hiện nay khuôn mẫu lý thuyết cho việc
lập và trình bày BCTC quốc tế đã có những thay
đổi quan trọng. Vì vậy, các nguyên tắc trong VAS
01 không phù hợp với chuẩn mực quốc tế, sẽ dẫn
đến việc hiểu sai của người sử dụng. Cần chỉnh sửa
lại VAS 01 theo hướng hội tụ giữa IASB và FASB và
được trình bày dưới dạng các đặc điểm chất lượng.
Sử dụng phương pháp giá trị hợp lý trong định
giá các yếu tố của BCTC. Hiện nay, VAS chưa có quy
định cho phép đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo
giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo. Điều này ảnh
hưởng lớn đến việc kế toán các tài sản và nợ phải trả
được phân loại là công cụ tài chính, làm suy giảm
tính trung thực, hợp lý của BCTC và chưa phù hợp
với IAS/IFRS. Tuy nhiên, việc áp dụng IAS/IFRS
không phải là hoàn toàn dễ dàng đối với các DN ở
các quốc gia vì IAS/IFRS được xem là khá phức tạp.
Và một trong những thách thức đó là phải có đội ngũ
nhân viên kế toán hiểu đúng và đầy đủ cũng như chi
phí khi áp dụng. Do đó, cần phát huy tối đa vai trò
của Hội nghề nghiệp kế toán trong việc hướng dẫn
và áp dụng IAS/IFRS cho các kế toán tại DN.
Hai là,
có các biện pháp phát triển chuẩn mực
kế toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ VAS 24 theo
hướng quốc tế.
-
Hoàn thiện VAS 24 theo hướng phù hợp IAS 7.
Tuy VAS 24 kế thừa gần như toàn bộ IAS 7, nhưng
vẫn còn một số đặc thù mà VAS 24 không đề cập
đến, cần được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp:
+ VAS 24 nên kết hợp sử dụng phương pháp giá
gốc và phương pháp vốn chủ sở hữu. VAS 24 sử
dụng phương pháp giá gốc để tính toán các luồng
tiền liên quan đến các công ty con, phương pháp
này có nhược điểm là không thể hiện được giá trị
Hiện nay, Chuẩn mực kế toán Việt Nam đang
tiến rất gần đến chuẩn mực kế toán quốc tế,
tuy nhiên, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt
Nam vẫn còn tồn tại không ít khiếm khuyết so
với hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế, làm
hạn chế đi sự phát triển và làm chậm tiến trình
hội nhập của nền kinh tế quốc gia.
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...145
Powered by FlippingBook