TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 77

76
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
nào đều có thể tham gia một hoặc một số mắt xích
công việc;
(ii)
Ngăn chặn lãng phí thời gian thực hiện các
giải pháp không hiệu quả hoặc kém hiệu quả;
(iii)
Thúc đẩy tinh thần đồng đội thông qua giải
quyết vấn đề chung;
(iv)
Tiết kiệm chi phí và chủ động vượt qua
những trở ngại trong nội bộ.
Để đạt được 4 lợi ích trên, Deming đưa ra 3
khuyến nghị khi thực hiện chu trình quản lý chất
lượng: (i) Quản lý cấp cao phải coi chu trình là chính
sách bắt buộc để thay đổi; (ii) Hãy nhớ rằng đây là
một kế hoạch vòng tròn, không phải là một kế hoạch
một chiều; (iii) Thực hiện trong tất cả các phòng ban
của tổ chức.
Tại các DN công nghiệp Việt Nam, đa số các
DN FDI đã ứng dụng thành công ứng dụng PDCA
trong công tác KTQT. Nhiều DN công nghiệp của
Việt Nam cũng đã mạnh dạn học hỏi, trao đổi, trau
dồi kinh nghiệm và tìm giải pháp triển khai vòng
tròn này. Mặc dù, còn nhiều DN chưa mạnh dạn
đăng ký tiêu chuẩn ISO và chưa chính thức vận
hành PDCA song đã thực hiện tốt một số công
đoạn như lập định mức chi phí và đánh giá kết
quả thực hiện một cách thường xuyên. Đây chính
là tiền đề cho việc triển khai PDCA trong công tác
KTQT. Hiện nay, phần lớn các DN trong ngành
công nghiệp đã có hệ thống báo cáo KTQT. Mặc dù
hệ thống báo cáo còn nhiều điểm bất cập nhưng
đã phần nào phác họa được bức tranh nội bộ về
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cung cấp kịp thời
thông tin nội bộ, trợ giúp cho Ban quản trị ra quyết
định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những dấu hiệu tích cực, vẫn còn tồn
tại một số hạn chế trong việc ứng dụng PDCA vào
các DN công nghiệp Việt Nam như: Quá trình đào
tạo nhân lực còn “thừa thầy - thiếu thợ”, người lao
động chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận chưa đầy đủ,
chuẩn xác về các tiêu chuẩn ISO; Quá trình phối hợp
cùng thực hiện công việc chung còn chưa thực sự
ăn ý; Việc lựa chọn mô hình KTQT gắn kết được với
PDCA còn nhiều lúng túng; Việc kiểm tra, giám sát
mang tính hình thức...
Giải pháp đẩy nhanh ứng dụng PDCA
trong công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp
Về phía Nhà nước:
Cần kịp thời trợ giúp và tư vấn
việc tổ chức công tác kế toán nói chung và KTQT nói
riêng phù hợp với đặc thù hoạt động của từng DN.
Về phía các cơ sở đào tạo:
Cần định hướng đào tạo
nghề kế toán chuyên sâu, KTQT được ứng dụng
rộng rãi trong thực tế.
Về phía bộ chủ quản
: Cần xây dựng định mức
kinh tế kỹ thuật của ngành góp phần đắc lực vào
việc triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
vào thực tiễn.
Về phía các DN công nghiệp Việt Nam:
(i) Các
nhà quản trị phải đưa ra những yêu cầu về thông
tin cần được bộ phận KTQT cung cấp; Chuẩn hóa
chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của
DN thông qua việc lập các kế hoạch dài hạn và
ngắn hạn; (ii) Các DN công nghiệp Việt Nam nên
tổ chức bộ máy kế toán kết hợp giữa kế toán tài
chính và KTQT trong cùng một bộ máy kế toán
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng thông
tin và kiểm tra kế toán; (iii) Cần phải có một chuẩn
mực đạo đức cho việc hành nghề của nhân viên
KTQT; (iv) Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu thông
tin trong nội bộ DN một cách đồng bộ và thống
nhất, tránh sự trùng lắp nhằm đảm bảo cho việc
truyền tải thông tin được nhanh chóng và thuận
lợi; (v) Việc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán
phục vụ yêu cầu quản trị DN cũng cần phải dựa
vào yêu cầu quản lý của DN.
Tóm lại,
giai đoạn lập kế hoạch là bước đầu tiên và
quan trọng nhất của vòng tròn PDCA. Hoạch định
là tiền đề cho sự thành công hoặc thất bại của toàn
bộ chu trình. Thực tế cho thấy, một bản kế hoạch
hoàn hảo sẽ là tiền đề để vận hành thành công cả
một chu trình. Một bản kế hoạch thiếu tính khả thi
chắc chắn sẽ dẫn đến một sự bế tắc, lúng túng trong
quá trình triển khai toàn bộ chu trình.
Trong từng giai đoạn của vòng tròn PDCA cũng
tồn tại những chu trình con và trong suốt quá trình
hoạt động của tổ chức PDCA được lặp đi, lặp lại
không ngừng. Như vậy, PDCA là một vòng tròn cho
sự thực hiện việc thay đổi, việc theo dõi và lặp đi
lặp lại, sẽ dẫn đến những cải tiến liên tục trong quá
trình đã được đưa vào áp dụng.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT-BTC về hướng dẫn áp dụng kế
toán quản trị trong DN, Hà Nội;
2. Wolfgang Wiegel, Hoàng Anh Phương, Quyền Anh Ngọc (2011), Nghiên
cứu chiến lược về chuỗi giá trị ngành, đặc biệt về xuất khẩu và năng lực
cạnh tranh, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (EU - VIETNAM MUTRAP
III), Hà Nội;
3. Mikus; Gaile-Sarkane; Elīna (2017), Chuyển giao bí quyết dựa trên kết quả
học tập để phát triển đổi mới, Tạp chí Công nghệ10.1186 / s40852-017-
0053-4;
4. Deming, W. Edwards (1986), Out of the Crisis, MIT Center for Advanced
Engineering Study, ISBN 0-911379-01-0;
5. Shewhart, Walter Andrew (1939), Statistical Method from the Viewpoint of
Quality Control, New York: Dover, ISBN 0-486-65232-7.
1...,67,68,69,70,71,72,73,74,75,76 78,79,80,81,82,83,84,85,86,87,...145
Powered by FlippingBook