TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 8

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
7
các cải cách cần bao gồm các hoạt động như cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước, đa dạng hóa các loại
hình sở hữu và quản lý một cách có hiệu quả tài
sản nhà nước, từ đó tạo ra một sân chơi bình đẳng
hơn trong khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính
và nguồn lực đất đai một cách bình đẳng hơn. Hơn
nữa, hiện nay, Việt Nam xác định khu vực kinh tế
tư nhân là động lực tăng trưởng của nền kinh tế,
do vậy, các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh
cần có môi trường để phát triển. Chính phủ cần đẩy
mạnh hơn nữa quá trình cải cách phát triển kinh tế
nhằm hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, từ
đó góp phần nâng đáng kể tỷ trọng tính minh bạch
trong mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân
cũng như doanh nghiệp nhà nước, hạn chế đến mức
thấp nhất các hoạt động không chính thức của các
doanh nghiệp như hiện nay...
Bốn là,
tăng cường thực thi pháp luật lao động
trong khu vực chính thức nhằm chuyển số lao động
không có hợp đồng thành lao động chính thức. Có
chính sách đào tạo nghề hiệu quả, tăng cường sự
trợ giúp pháp lý cũng như tăng tính hiệu quả, hấp
dẫn của bảo hiểm xã hội, tự nguyện để giúp một
phần lao động phi chính thức hiện nay chuyển dịch
sang khu vực chính thức. Ngoài ra, hiện nay, dù
giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và giải
quyết việc làm tại Việt Nam nhưng nhóm đối tượng
này vẫn bị bỏ quên trong nhiều chính sách của Nhà
nước, ít nhận được sự bảo vệ của công đoàn và pháp
luật. Chính phủ cần tăng cường chính sách công và
sự bảo vệ đối với lao động phi chính thức, đồng
thời thiết kế các chế độ bảo đảm công bằng với bảo
hiểm xã hội bắt buộc. Có thể hình thành các cơ chế
khuyến khích, hỗ trợ một phần kinh phí để người
lao động phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội
tự nguyện cũng như sự linh hoạt trong mức đóng,
phương thức đóng...
Tài liệu tham khảo:
1. Lê Đăng Doanh (chủ biên), Khu vực kinh tế phi chính quy, một số kinh
nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997;
2. Phạm Văn Dũng (chủ biên), Khu vực kinh tế phi chính thức, thực trạng và
vấn đề đặt ra với công tác quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004;
3. ThS. Dương Đăng Khoa, Hoạt động của khu vực kinh tế không chính thức
ở Việt Nam: Các hình thái và tác động, Tạp chí Phát triển kinh tế 7/2006;
4. Nguyễn Quang Đồng, Tìm lời giải chính sách cho khu vực lao động phi
chính thức;
5. Thúy Hiền, Việt Nam sẽ đánh giá khu vực kinh tế chưa được quan sát;
6. Minh Bắc (2010), Chính sách nào cho khu vực kinh tế phi chính thức? Báo
Hà Nội mới;
7. Một số website: ilo.org/hanoi, gso.gov.vn…
lệ của khu vực phi chính thức, đặc biệt là kinh tế
ngầm ngày càng giảm đi để chuyển sang khu vực
kinh tế chính thức. Do vậy, trong thời gian tới cần
chú trọng một số vấn đề sau:
Một là,
tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp
lý hỗ trợ khu vực kinh tế phi chính thức, đồng
thời tăng cường năng lực thực thi pháp luật và
trách nhiệm hành chính. Theo nhận định của các
chuyên gia quốc tế, khuôn khổ pháp luật hiện
hành ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Chẳng
hạn như, cơ chế phê duyệt và thủ tục cấp giấy
phép vẫn còn phức tạp do sự chồng chéo, không
phân định rạch ròi trách nhiệm giữa các cơ quan,
khiến doanh nghiệp tốn thời gian và tiền bạc, khiến
họ chán nản dù không phủ nhận được những nỗ
lực cải cách hành chính trong thời gian qua của
các bộ, ngành. Chính những bất cập này có thể
càng khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động không
chính thức, trong khi lại kìm hãm sự tăng trưởng
của khu vực chính thức. Do vậy, bên cạnh việc
tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý hỗ trợ
khu vực kinh tế phi chính thức, cần tăng cường
năng lực thực thi pháp luật và trách nhiệm hành
chính, từ đó cải thiện mối quan hệ của các cơ quan
hành chính với khu vực kinh doanh.
Hai là,
cần có chính sách khuyến khích các
hoạt động kinh tế phi chính thức vươn lên để gia
nhập khu vực chính thức, trong đó tập trung vào
việc ban hành các chương trình hành động cụ thể
khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể phát triển
thành doanh nghiệp. Hiện nay, nước ta đang tạo
mọi điều kiện để khuyến khích các hộ kinh doanh
cá thể nâng lên thành doanh nghiệp với mục tiêu
đạt được 1 triệu doanh nghiệp trong năm 2020.
Việt Nam vẫn đang phổ biến mô hình kinh tế gia
đình, buôn bán vỉa hè, chủ tiệm tạp hóa... Cần phổ
biến thông tin để người dân dần thay đổi tập quán
cũng như mô hình kinh doanh. Việc này sẽ giúp
tránh được thực trạng thất thu thuế hiện nay. Đây
cũng là lý do khiến các hộ kinh doanh cá thể lẩn
tránh được việc nộp thuế, khiến ngân sách nhà
nước thất thu… Do vậy, trong thời gian tới, cần
tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục chuyển đổi; Giảm
bớt gánh nặng về chế độ kế toán; Có chính sách
hỗ trợ về thuế, vốn, công nghệ… để đối với các hộ
kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp.
Ba là,
tạo sân chơi bình đẳng cho các đối tượng
trong nền kinh tế. Mặc dù, hiện nay chúng ta đã
có những bước tiến quan trọng nhằm cải thiện môi
trường kinh doanh nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần
giải quyết. Để tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân,
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...145
Powered by FlippingBook