TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 80

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
79
hướng phân loại chi phí kinh doanh phục vụ mục
tiêu quản trị chi phí.
Thứ hai,
nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu
thông tin chi phí cho lập kế hoạch kinh doanh.
Đối với nhu cầu thông tin chi phí cho lập kế hoạch,
có đến 64,1% trả lời là nhu cầu ở mức 3 tức là mức
trung bình, 25,3% cho là cần thiết và chỉ có 10,6% đồng
ý các thông tin kế toán quản trị chi phí được sử dụng
cho lập kế hoạch trong đơn vị là rất cần thiết, giá trị
trung bình đạt 3,45. Trong các thông tin cho lập kế
hoạch chi phí, nhà quản trị quan tâm nhiều nhất đến
các thông tin về dự toán chi phí (Giá trị trung bình
3.68) và định mức chi phí (Giá trị trung bình 3,57). Tuy
nhiên, các nhà quản trị chưa đánh giá cao nhu cầu
thông tin chi phí mục tiêu, bởi lẽ theo quan điểm của
họ, việc xác định chi phí mục tiêu khá phức tạp và khó
xác định trong điều kiện kinh doanh khách sạn.
Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí trong
giai đoạn lập kế hoạch kinh doanh nhà quản trị đánh
giá ở mức dưới trung bình 2,87, cụ thể, 36,5% đánh
giá ở mức 2, 40% đánh giá ở mức 3, chỉ có 23,5% đánh
giá ở mức 4. Trong các thông tin chi phí phục vụ ra
quyết định kinh doanh, 100% nhà quản trị nhận định,
chưa sử dụng thông tin chi phí mục tiêu tại khách
sạn. Thông tin dự toán chi phí đạt mức độ đáp ứng
trên trung bình với giá trị trung bình đạt 3,11, thông
tin định mức chi phí đạt dưới mức trung bình với
giá trị trung bình là 3,77. Tại các khách sạn Mường
Thanh, chi phí định mức và chi phí dự toán được xây
dựng đầu kỳ kế toán dựa trên các thông tin về giá thị
trường của nguyên vật liệu và chi phí thực tế phát
sinh ở kỳ trước. Tuy nhiên, việc xây dựng định mức
mới chỉ thực hiện với chi phí nguyên liệu trực tiếp
cho từng đối tượng chi phí, chưa xây dựng định mức
chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Hơn nữa, do mức độ thực hiện phân loại chi phí kinh
doanh biến đổi và cố định mới ở mức độ thấp, do
vậy các khách sạn chưa thể phân bổ chi phí sản xuất
chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định để
phục vụ công tác xây dựng định mức chi phí.
Thứ ba,
nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu
thông tin chi phí thực hiện.
Đối với nhu cầu thông tin chi phí thực hiện được
tập hợp bởi hệ thống kế toán, kết quả cho thấy,
33,2% cho là mức độ trung bình, 34,8% cho là cần
thiết, 32% cho là rất cần thiết, giá trị trung bình 3,9.
Nhìn chung, nhà quản trị không đánh giá cao các
chi phí thực tế được kế toán chi phí phản ánh, tuy
nhiên, nhà quản trị lại quan tâm nhiều đến thông
tin chi phí toàn bộ, những chi phí tạo nên giá thành
sản phẩm, dịch vụ (Giá trị trung bình 3,51%), các
chi phí thời kỳ, thông tin chi phí kinh doanh theo
chu kỳ sống sản phẩm, chi phí theo Kaizen (cải tiến
liên tục) chưa được đánh giá cao (Giá trị trung bình
từ 2,12-2,33), vì các nhà quản trị cho rằng với ngành
kinh doanh dịch vụ khách sạn các phương pháp kế
toán chi phí này không cần thiết.
Nhìn chung, các nhà quản trị đánh giá mức độ
đáp ứng của các thông tin chi phí thực tế được ghi
nhận bởi hệ thống kế toán ở mức tốt. Cụ thể, theo
kết quả khảo sát, 46,3% trả lời đánh giá mức 3, 37,2%
đánh giá mức 4, 16,5% đánh giá mức 5. Theo khảo
sát các kế toán trưởng, kế toán viên tại các khách
sạn, thông tin chi phí thực hiện được tập hợp theo
sản phẩm, công việc hoặc đơn đặt hàng, với mức độ
đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị đánh giá là tốt
(Giá trị trung bình 3,7). Các khách sạn hiện nay chưa
cung cấp thông tin chi phí theo quá trình, thông tin
chi phí theo Kaizen và thông tin chi phí theo chu kỳ
sống sản phẩm dịch vụ, bởi theo đánh giá của các
nhà quản trị, các phương pháp này không thực sự
phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn
với đặc thù kinh doanh dịch vụ tổng hợp, nhiều
nhóm dịch vụ khác nhau, quy trình kinh doanh đặc
thù, khó áp dụng các phương pháp này.
Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát kế toán trưởng
và kế toán viên tại các khách sạn, việc chưa áp dụng
các phương pháp kế toán chi phí hiện đại là do các
quá trình hoạt động kinh doanh chưa được phân
biệt rõ ràng, đặc biệt có sự cung cấp dịch vụ lẫn
nhau giữa các bộ phận kinh doanh, như việc bộ
phận kinh doanh ăn uống phục vụ ăn sáng miễn
phí cho khách ở tại bộ phận kinh doanh buồng ngủ.
Điều này dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng xác
định chi phí theo quá trình, hoặc theo chu kỳ sống
sản phẩm, dịch vụ. Về phương pháp phân bổ chi
phí sản xuất chung, các khách sạn Mường Thanh
thực hiện phân bổ các chi phí liên quan đến cả hai
loại dịch vụ phòng nghỉ và dịch vụ ăn uống như tiền
điện, tiền nước... theo tiêu thức doanh thu cung cấp
dịch vụ hàng tháng, chưa thực hiện phân bổ chi phí
theo hoạt động (Phương pháp ABC).
Thứ tư,
nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu
thông tin chi phí phục vụ đánh giá hoạt động.
Đối với nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí
phục vụ việc đánh giá hoạt động kinh doanh, kết quả
cho thấy giá trị trung bình đạt 4,2; trong đó 27,9% cho
là mức độ trung bình, 38,4% cho là cần thiết, 33,7%
cho là rất cần thiết. Nhìn chung, nhà quản trị có nhu
cầu cao nhất thông tin chi phí bộ phận (Giá trị trung
bình 3,56) bởi đặc thù của kinh doanh khách sạn là
chia nhỏ các bộ phận để quản lý kinh doanh dựa trên
đặc thù của mỗi bộ phận, chẳng hạn bộ phận kinh
doanh buồng, bộ phận kinh doanh ăn uống, mỗi bộ
1...,70,71,72,73,74,75,76,77,78,79 81,82,83,84,85,86,87,88,89,90,...145
Powered by FlippingBook