TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 88

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
87
khảo sát 275 đơn vị tham gia về sự sẵn sàng của tổ
chức, thế mạnh và những giải pháp cần thực hiện
của Việt Nam để chuẩn bị cho Cách mạng công
nghiệp 4.0 cho thấy: 35,2% số tổ chức đã chuẩn bị
và sẵn sàng kết quả cho Cách mạng công nghiệp
4.0, trong đó phần đa là các DN thuộc khối ngân
hàng và công nghệ thông tin (CNTT). 58,7% đã tìm
hiểu nhưng chưa biết chuẩn bị gì, trong khi đó 6,1%
chưa tìm hiểu gì và chưa biết chuẩn bị như thế nào
cho những cơ hội và tác động của cuộc Cách mạng
công nghiệp 4,0. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát, các
DN, tổ chức cũng đề xuất, Việt Nam nên tập trung
vào một số ngành có lợi thế trong Cách mạng công
nghiệp 4.0 bao gồm: CNTT (89,9%), du lịch (45,7%),
nông nghiệp (44,9%), tài chính - ngân hàng (47%)
và logistic (28,3%). Điều này cho thấy, nhận thức về
thương mại điện tử và cuộc Cách mạng công nghiệp
ngày càng rõ ràng hơn…
- Tiềm năng thị trường:
Theo Cục Thương mại điện
tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Việt Nam được
đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng
trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với
tốc độ 35%/năm, cao gấp 2,5 lần so với Nhật Bản. Sự
bùng nổ của các ứng dụng thương mại điện tử tăng
khả năng mua sắm trực tuyến. Trong năm 2017, có
hơn 210 website có nội dung liên quan đến thương
mại điện tử được thành lập. Doanh thu thương mại
điện tử bán lẻ năm 2017 đạt hơn 2 tỷ USD, tốc độ
tăng trưởng 20%...
- Nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin:
Nghiên cứu
của Nielsen Việt Nam cho thấy, hiện nay trung bình
một người Việt Nam sở hữu 1,3 chiếc điện thoại,
trong đó 70% là smartphone. Hạ tầng công nghệ
vững vàng là nền tảng để thương mại điện tử Việt
Nam tạo ra doanh số 4 tỷ USD trong năm qua.
Cơ hội và thách thức
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cơ hội từ Cách mạng Công nghiệp 4.0
Trong giai đoạn đầu của Cách mạng công nghiệp
4.0, thương mại điện tử mang lại nhiều cơ hội cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cụ thể:
- Nhận thức về thương mại điện tử và cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0:
Cùng với thương mại điện tử,
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh
mẽ, làm thay đổi sâu sắc phương thức sản xuất,
quản trị xã hội, dịch vụ, thương mại... Tại Diễn đàn
Vietnam ICT Summit 2017, Ban tổ chức đã tiến hành
THƯƠNGMẠI ĐIỆNTỬ CHODOANHNGHIỆPVỪAVÀNHỎ
TRONG GIAI ĐOẠNĐẦU CÁCHMẠNG CÔNGNGHIỆP4.0
ThS. PHẠM THANH BÌNH
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp*
Theo dự báo của các chuyên gia, tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam có thể lên đến 30-50%/
năm trong 5 năm tới, trong khi quy mô thị trường thương mại điện tử có thể đạt 10 tỷ USD vào năm
2020. Cùng với nền tảng công nghệ thương mại điện tử ngày càng phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ
sẽ không bị lép vế nếu biết tận dụng hiệu quả lợi thế này. Bài viết trao đổi về cơ hội và thách thức, đề xuất
một số giải pháp đối doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ khóa: Thương mại điện tử, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cách mạng công nghiệp 4.0
E-COMMERCE OF SMES IN THE EARLIER STAGE
OF THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
According to the forecast of scientists, the growth
of e-commerce in Vietnam may reach 30-5-%/
year in next five years while the value scale
of e-commercial market may reach 10 billion
USD by 2020. Together with the advanced
technology infrastructure for e-commerce,
SMEs will not be overwhelmed if they manage
effectively this advantage. This paper discusses
the opportunities and challenges for SMEs in
terms of e-commerce at the earlier stage of the
Industrial Revolution 4.0.
Keywords: E-commerce, SMEs, Industrial Revolution 4.0
Ngày nhận bài: 2/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 16/5/2018
Ngày duyệt đăng: 22/5/2018
*Email:
1...,78,79,80,81,82,83,84,85,86,87 89,90,91,92,93,94,95,96,97,98,...145
Powered by FlippingBook