TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 9

8
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
hệ giữa lạm phát và thất nghiệp để có những chính
sách điều tiết vĩ mô hợp lý nhằm tác động để điều
chỉnh mức thất nghiệp và lạm phát.
A.W.Phillips là một trong những nhà kinh tế
học đầu tiên tìm cách chứng minh mối tương quan
nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp. Mối quan hệ
nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp này được thể
hiện trên đồ thị Đường cong Phillips nổi tiếng.
Đến năm 1960, Samuelson và Solow giới thiệu
đường cong này với số liệu của nước Mỹ và vẫn
cho thấy mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và
thất nghiệp. Thế nhưng thực tế cho thấy, ở nhiều
quốc gia sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà
nền kinh tế bị khánh kiệt, mức lạm phát và thất
nghiệp đều cao (gọi là hiện tượng vừa đình trệ,
vừa làm phát). Rõ ràng, thực tế này không ủng hộ
quan điểm của Phillips.
Vào cuối thập niên 1960, một nhóm các nhà kinh
tế đại diện cho trường phái trọng tiền, tiêu biểu
là Milton Friedman và Edmund Phelps đã đưa ra
những phân tích và phản biện lại rằng Đường cong
Phillips không thể ứng dụng trong dài hạn. Về mặt
lâu dài, thất nghiệp sẽ trở lại và về mức thất nghiệp
tự nhiên, cho dù lạm phát liên tục tăng. Như vậy,
trong dài hạn giữa thất nghiệp và lạm phát không
hề có sự đánh đổi. Phát hiện này đã tách biệt
“Đường cong Phillips dài hạn” và “Đường cong
Phillips ngắn hạn”.
Theo các nhà kinh tế học, có sự thay đổi trong
mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát trong
ngắn hạn và dài hạn là do sự thay đổi trong kỳ
vọng của công chúng vào lạm phát. Lạm phát dai
dẳng từ những năm 1970 đã tạo nên kỳ vọng của
công chúng trong các năm tới về lạm phát. Các nhà
Nghiên cứu về mối quan hệ
giữa lạm phát và thất nghiệp
Lạm phát và thất nghiệp là những vấn đề vĩ mô
được dân chúng và Chính phủ các nước quan tâm
hàng đầu vì những ảnh hưởng trực tiếp, to lớn đến
đời sống người dân và sự ổn định của nền kinh tế.
Cho đến nay, có nhiều nhà kinh tế học đã nghiên
cứu và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về mối quan
MỐI QUANHỆ GIỮA LẠMPHÁT VỚI THẤT NGHIỆP
VÀ THỰC TẾ NGHIÊN CỨUTẠI VIỆT NAM
ThS. LÊ THỊ XOAN
- Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh *
Nghiên cứu trình bày về mối quan hệ giữa lạmphát với thất nghiệp theo quan điểm của các nhà kinh tế học,
từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa lạm phát với thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn từ sau khủng hoảng
kinh tế 2008 đến nay bằng phương pháp hồi quy đơn biến. Kết quả cho thấy, nếu không tính đến yếu tố lạm
phát kỳ vọng, giữa thất nghiệp và lạm phát không hề có mối quan hệ đánh đổi. Càng về xa thời điểm khủng
hoảng kinh tế năm 2008, khi nền kinh tế ổn định dần sau suy thoái, thất nghiệp có xu hướng giảm và trở về
gần với mức thất nghiệp tự nhiên, còn lạm phát tuy có xu hướng giảm sau nhiều nỗ lực kiểm soát của Chính
phủ nhưng vẫn diễn biến khá phức tạp.
Từ khóa: Thất nghiệp, lạm phát, mối quan hệ đánh đổi, điều tiết vĩ mô
RELATIONSHIP BETWEEN INFLATION
AND UNEMPLOYMENT: PRACTICE IN VIETNAM
This research presents the relationship
between inflation and unemployment
according to the views of economists, thereby,
pointing out the relationship between
inflation and unemployment of Vietnam since
the economic crisis in 2008 using simple
linear regression model. The results show
that, if expected inflation rate excluded, there
is no trade-off relationship between inflation
and unemployment. After the crisis in 2008,
the economy became more stable and the
unemployment reduced back to the natural
rate and the inflation, despite the control of
the Government, was still really complicated.
Keywords: Unemployment, inflation, trade-off relation-
ship, macroeconomic moderation
Ngày nhận bài: 2/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 16/5/2018
Ngày duyệt đăng: 22/5/2018
*Email:
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...145
Powered by FlippingBook