TCTC (2018) so 5 ky 2 (IN) - page 92

TÀI CHÍNH -
Tháng 05/2018
91
ngành công nghiệp cạnh tranh, thuế suất cận biên,
sở hữu thể chế và khủng hoảng tài chính. Các chi
phí hạn chế việc sử dụng AEM là tính linh hoạt
trong kế toán, giám sát của kiểm toán viên và kiểm
soát của nhà quản lý.
Động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Nhà quản lý có động cơ điều chỉnh lợi nhuận khi
lợi nhuận thực (lợi nhuận không điều chỉnh) khác
với mục tiêu của nhà quản lý. Lợi nhuận thực có thể
quá cao hoặc quá thấp, còn mục tiêu của nhà quản
lý thì được xác định trên cơ sở kỳ vọng của các cổ
động hoặc yêu cầu đòi hỏi của hợp đồng. Nhà quản
lý có thể thu về phản ứng ít tiêu cực hơn từ những
người sử dụng thông tin khi thực hiện hành vi điều
chỉnh lợi nhuận để làm cho lợi nhuận được báo cáo
“tốt hơn” so với lợi nhuận trước điều chỉnh.
Một số động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận
phổ biến hiện nay như: Về thị trường vốn, việc sử
dụng rộng rãi thông tin kế toán bởi các nhà đầu tư
và các nhà phân tích tài chính có thể giúp định giá
cổ phiếu và điều này thúc đẩy nhà quản lý điều
chỉnh lợi nhuận để tác động đến giá cổ phiếu. Lợi
nhuận ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu và ảnh
hưởng gián tiếp tới thị trường vốn thông qua việc
chỉ tiêu lợi nhuận được sử dụng để dự báo dòng
tiền trong tương lai. Về hợp đồng, các hợp đồng có
thể sử dụng lợi nhuận để xác định mức tiền thưởng
hoặc mức phạt vi phạm điều khoản và điều này có
thể thúc đẩy nhà quản lý điều chỉnh lợi nhuận nhằm
mục tiêu tăng tiền thưởng. Về động cơ cá nhân, nhà
quản lý mới được bổ nhiệm có thể điều chỉnh lợi
nhuận giảm trong năm thay đổi nhân sự và điều
chỉnh lợi nhuận tăng lên trong năm tiếp theo… Về
chi phí chính trị, các công ty có thể điều chỉnh số liệu
lợi nhuận được báo cáo nhằm tránh sự can thiệp của
chính phủ hoặc hưởng ưu đãi thuế, bởi số liệu kế
toán là cơ sở để tính thuế…
Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Minh Trang (2012) vận
dụng mô hình điều chỉnh lợi nhuận của DeAngelo
(1986) và Friedlan (1994) thu thập số liệu từ báo cáo
tài chính của 20 doanh nghiệp (DN). Các DN này
được lựa chọn ngẫu nhiên tương ứng 4 loại hình
DN khác nhau (DNNN, DN tư nhân, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn) để nhận dạng
việc điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị, qua đó
cho thấy, động cơ điều chỉnh lợi nhuận của từng
loại hình DN là khác nhau. Thông thường, đối với
các công ty cổ phần, động cơ điều chỉnh lợi nhuận
nhằm tiết kiệm chi phí thuế thu nhập DN không
phải lúc nào cũng được ưu tiên lựa chọn, mà có thể
động cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm thu hút
sự thận trọng trong các tiêu chuẩn kế toán. Ví dụ các
khoản nợ xấu, hư hỏng tài sản và giá trị thanh lý của
tài sản dài hạn. Nếu những ước tính này sai lệch sẽ
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế thực sự, AEM được
áp dụng (Carmen Joosten, 2012).
Năm 1989, cùng với cách thức điều chỉnh lợi
nhuận AEM, Schipper đã đề cập “mở rộng định
nghĩa quản trị lợi nhuận cần phải bao gồm quản
trị lợi nhuận thực tế (REM), đạt được thông qua
các quyết định về thời gian của các hoạt động đầu
tư và tài chính để thay đổi lợi nhuận được báo cáo
hoặc các chỉ tiêu liên quan” (Nguyễn Thị Phượng
Loan, Nguyễn Minh Thao, 2016). Để có được mức
thu nhập mong muốn, các công ty có thể chọn để
quản trị lợi nhuận thông qua thay đổi các hoạt
động kinh doanh bình thường, mặc dù điều này có
thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong tương
lai của công ty một cách tiêu cực (Rowchowdhury
2006). Nguyễn Thị Phượng Loan, Nguyễn Minh
Thao (2016) thực hiện nghiên cứu nhằm nhận diện
ba việc quản trị lợi nhuận thực tế phổ biến sau: (1)
Thúc đẩy doanh thu thông qua chính sách chiết
khấu và nới lỏng thanh toán; (2) Cắt giảm chi phí
tùy ý và (3) Tiến hành sản xuất thái quá. Trong
nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng dữ liệu
của 610 công ty niêm yết tại Sở giao dịch Chứng
khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong giai
đoạn từ 2008 – 2015, bằng mô hình được đề xuất
bởi Dehow, Kothari và Watts (1998), áp dụng bởi
Roychowdhury (2006). Kết quả cho thấy, các nhà
quản lý có áp dụng việc quản trị lợi nhuận thực tế
(REM) để tránh lỗ.
Nhiều nghiên cứu như Zang (2012) chỉ ra tính
đánh đổi giữa AEM và REM để tối ưu hóa mục
đích của nhà quản lý. Theo Zang (2012) 2 chiến lược
AEM và REM có thể thay thế lẫn nhau. Nếu chi phí
áp dụng REM cao hơn chi phí áp dụng AEM, AEM
được áp dụng đến một mức độ cao hơn và ngược
lại. Các chi phí được xác định để hạn chế REM là
Động cơ
Ý định
thực hiện
Cách thức
thực hiện
Rủi ro
AEM
REM
HÌNH 1: MÔ HÌNH ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,82,83,84,85,86,87,88,89,90,91 93,94,95,96,97,98,99,100,101,102,...145
Powered by FlippingBook