TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 10

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
9
Schryen (2013) cho rằng, đóng góp của CNTT trong
việc tạo ra giá trị kinh doanh vẫn còn là “hộp xám”,
chưa cụ thể. Do đó, việc đo lường giá trị kinh doanh
CNTT luôn là mối quan tâm của các nhà quản lý và
các nhà nghiên cứu.
Lý thuyết giá trị kinh doanh CNTT được Soh &
Markus (1995) tổng hợp từ quá trình tạo sinh giá trị
kinh doanh CNTT. Theo đó, CNTT được xem là có
giá trị trong tổ chức và giá trị kinh doanh phụ thuộc
vào các yếu tố bên trong - bên ngoài, lợi thế cạnh
tranh (Melville & cộng sự, 2004). Bài viết xem xét các
tiền tố và hậu tố của giá trị kinh doanh CNTT, công
việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt thực
tiễn và mặt học thuật.
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Giá trị kinh doanh công nghệ thông tin
Theo quan điểm nền tảng nguồn lực, giá trị kinh
doanh CNTT là “những ảnh hưởng của hiệu quả tổ
chức của CNTT ở các cấp độ khác nhau, bao gồm
những ảnh hưởng đến thành quả tổ chức và vị
thế cạnh tranh” (Melville & cộng sự, 2004, tr. 287).
Trong quan điểm nền tảng nguồn lực thì nguồn
lực hoạt động của tổ chức là thành phần chính
yếu để tạo nên lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu
quả của tổ chức (Belkaoui, 2003). Lý thuyết giá trị
kinh doanh CNTT được Soh & Markus (1995) tổng
hợp từ quá trình tạo sinh giá trị kinh doanh CNTT.
Giá trị kinh doanh CNTT thường được sử dụng
để tham chiếu những ảnh hưởng đến thành quả
tổ chức của CNTT (Melville & cộng sự, 2004), bao
gồm nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận, giảm chi
T
rong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
phát triển mạnh mẽ, đầu tư phát triển công
nghệ thông tin (CNTT) là việc làm cần thiết
và đóng vai trò quan trọng. Tỷ lệ thành công thực tế
của các hệ thống thông tin vẫn còn thấp, chỉ khoảng
25% đến 40% trong giai đoạn 2007-2016 (Standish
Group, 2017). Theo Markus & Tanis (2000), lý do
khiến các hệ thống thông tin không được chấp nhận
là do khoảng trống về “tính năng phù hợp” giữa
CNTT và nhu cầu kinh doanh tổ chức. Trong khi đó,
THÀNHQUẢ CỦA GIÁ TRỊ KINHDOANH
CÔNGNGHỆ THÔNGTIN
NGUYỄN DUY THANH, CAO THỊ THU UYÊN
- Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh *
Công nghệ thông tin mặc dù đã và đang phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, vẫn còn khoảng trống giữa hệ
thống thông tin và nhu cầu kinh doanh của tổ chức, khiến những đóng góp của công nghệ thông tin trong
việc tạo ra giá trị kinh doanh vẫn chưa rõ ràng và chi tiết. Nghiên cứu này đề xuất một mô hình giá trị kinh
doanh công nghệ thông tin mở rộng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các tiền tố như hạ tầng công nghệ thông
tin tích hợp hệ thống, tích hợp quy trình và vốn con người, các hậu tố như thành quả hoạt động và thành
quả tài chính có mối quan hệ cấu trúc với giá trị kinh doanh công nghệ thông tin.
Từ khóa: Giá trị kinh doanh, công nghệ thông tin, thành quả tài chính, thành quả hoạt động
PERFORMANCE OF INFORMATION TECHNOLOGY BUSINESS
Information technology, though, has been
growing rapidly, but there has been still a
gap between the information system and the
business demand of the organization making
the contributions of IT to value creation
unclear. This study proposes an extended IT
business value model. The research results
show that premises such as information
technology infrastructure, system integration,
human capital and process integration, and
consequent factors such as performance and
financial performance are structurally related
to the value of information technology business.
Keywords: Business value, information technology, finan-
cial performance, operation performance
Ngày nhận bài: 4/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 19/6/2018
Ngày duyệt đăng: 22/6/2018
*Email:
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...121
Powered by FlippingBook