TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 103

102
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
300 phiếu khảo sát đối với người dân đã đến UBND
tỉnh Kiên Giang để thực hiện việc giải quyết khiếu
nai, tố cáo về tranh chấp đất đai. Kết quả thu về
được 285 phiếu. Sau khi thực hiện việc kiểm tra,
loại bỏ các phiếu khảo sát không đạt yêu cầu thì có
274 phiếu khảo sát hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về kích
thước mẫu nghiên cứu. Các yếu tố cũng như bảng
hỏi được thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu khác
nhau trong và ngoài nước trong thời gian qua đồng
thời nhận được sự tư vấn, góp ý nhiều nhóm công
dân với mỗi nhóm ít nhất 5 người, sự góp ý của
các chuyên gia là các cán bộ có nhiều kinh nghiệm
lâu năm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thang đo trong nghiên cứu là thang đo Likert 5
điểm từ mức Không đồng ý đến Hoàn toàn đồng ý.
Phương phap nghiên cưu
Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu
hỗn hợp, kết hợp giữa nghiên cứu định tính và
định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu
định tính là phương pháp phỏng vấn sâu bằng cách
thảo luận tay đôi với chuyên gia có trình độ và kinh
nghiệm. Kết quả khám phá các yếu tố tác động đến
sự hài lòng về dịch vụ công liên quan đến giải quyết
khiếu nại, tố cáo về tranh chấp đất đai của người
dân được kiểm tra bằng phương pháp thống kê. Đối
với phương pháp nghiên cứu định lượng, được tiến
hành thông qua việc thu thập dữ liệu điều tra bảng
câu hỏi và xử lý bằng phần mềm SPSS để phân tích
dữ liệu bằng các kỹ thuật: phân tích mô tả, kiểm
định Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá EFA,
phân tích hồi quy bội.
- Biến phụ thuộc : Sự hài lòng của người dân về
chất lượng dịch vụ hành chính công liên quan đến
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tranh chấp đất đai.
- Biến độc lập: Các yếu tố có liên quan như trình
bày tại bảng 1 sau:
- Mô hình nghiên cứu có dạng sau : HAILONG =
α0 + α 1X1 + α 2X2 + … + α7X7 + ei
Trong đó: HAILONG : Sự hài lòng của người
dân đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tranh
chất đất đai; X = {X1,…, X7} : Các biến thang đo nhân
tố ảnh hưởng đến HAILONG; α = {α0,…, α7}: Hệ số
hồi quy tác động đến HAILONG; ei: sai số.
Kết quả nghiên cứu
Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha
Qua kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha có
thể thấy, 7 thành phần thang đo về đánh giá sự hài
lòng của người dân đối với việc giải quyết khiếu nại
và tố cáo về tranh chấp đất đai và yếu tố phụ thuộc
đều có độ tin cậy lớn hơn 0.6 nên đều tin cậy để sử
dụng. Có 1 biến quan sát bị loại bỏ khỏi các phân
tích tiếp theo đó là biến GSAT4. Điều đó cho thấy,
thang đo được xây dựng có ý nghĩa trong thống kê
và đạt hệ số tin cậy cần thiết. Nên được tiếp tục đưa
vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kết quả đánh giá lại thang đo cho thấy, các thang
đo đều thỏa mãn yêu cầu về đánh giá độ tin cậy
bằng Cronbach’s Alpha. Như vậy, từ 32 biến độc lập
ban đầu ta loại 1 biến GSAT4 nên giữ lại 31 biến để
đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA..
Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Đối với biến độc lập:
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
được tiến hành bằng phần mềm SPSS và kết quả
chỉ số KMO là 0.832 > 0.5, giá trị Sig của kiểm định
Bartlett’s bằng 0.000 < 0.05 cho thấy các biến có
tương quan với nhau nên mô hình là phù hợp để
đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Có 7 nhân tố
được trích ra đều có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và
điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 6 có
Eigenvalue là 1.057 > 1. Tổng phương sai trích của 7
nhân tố bằng 73.317% > 50% điều này cho thấy khả
năng sử dụng 6 nhân tố thành phần này giải thích
được 73.317% biến thiên của các biến quan sát. Dựa
vào ma trận xoay nhân tố khi chạy EFA có 31 biến
còn lại được trích thành 7 nhân tố và không có biến
nào bị loại.
Như vậy, sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy
Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá
EFA thì 31 biến quan sát ban đầu vẫn giữ nguyên
và được nhóm lại thành 7 nhân tố; đồng thời không
có sự biến đổi so với mô hình nghiên cứu đề xuất
ban đầu. Các nhân tố này bao gồm: Nhân tố 1: Năng
lực và Thái độ phục vụ của đội ngũ CBCC (CBCC):
Được đo lường bởi các biến CBCC1, CBCC2,
CBCC3, CBCC4, CBCC5, CBCC6; Nhân tố 2: Thời
gian giải quyết khiếu nại tố cáo (THOIGIAN): Được
đo lường bởi các biến THOIGIAN1, THOIGIAN2,
THOIGIAN3, THOIGIAN4. Nhân tố 3: Quy trình thủ
tục giải quyết khiếu nại tố cáo (QUYTRINH) được
đo lường bởi các biến QUYTRINH1, QUYTRINH2,
QUYTRINH3, QUYTRINH4, QUYTRINH5. Nhân
tố 4: Phí và lệ phí (PHI): Được đo lường bởi các
PHI1,PHI2,PHI3,PHI4. Nhân tố 5: Cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ (CSVC) được đo lường bởi
các biến CSVC1, CSVC2, CSVC3, CSVC4. Nhân tố 6:
Giám sát và góp ý (GSAT) được đo lường bởi các biến
GSAT1, GAT2, GSAT3, GAT5, GSAT6. Nhân tố 7: Cơ
chế, văn bản, chính sách (CHINHSACH): Được đo
1...,93,94,95,96,97,98,99,100,101,102 104,105,106,107,108,109,110,111,112,113,...121
Powered by FlippingBook