TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 11

10
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
trình để tiết kiệm thời gian và chi phí của tổ chức
(Ruivo & cộng sự, 2017).
- Vốn con người liên quan tới nguồn lực được tạo
ra từ tri thức, kỹ năng, khả năng và các đặc điểm
cá nhân khác để đem lại lợi thế cạnh tranh cho tổ
chức (Ployharts & Moliterno, 2011), đây là nguồn
lực CNTT con người trong tổ chức (Melville & cộng
sự, 2004).
Trong giá trị kinh doanh CNTT, Soh & Markus
(1995) và Markus & Tanis (2000) cho rằng, nguồn
lực CNTT (nguồn lực CNTT công nghệ và nguồn
lực CNTT con người) là các tiền tố tạo ra giá trị kinh
doanh CNTT. Các mối quan hệ đồng biến giữa các
nguồn lực CNTT và giá trị kinh doanh CNTT cũng
được khẳng định trong các khung lý thuyết về giá
trị kinh doanh CNTT như trong Melville & cộng sự
(2004); Sabherwal & Jeyaraj (2015). Do đó, các mối
quan hệ sau được đề xuất:
- P1: Hạ tầng CNTT có quan hệ đồng biến với giá
trị kinh doanh CNTT.
- P2: Tích hợp hệ thống có quan hệ đồng biến với
giá trị kinh doanh CNTT.
- P3: Tích hợp quy trình có quan hệ đồng biến với
giá trị kinh doanh CNTT.
- P4: Vốn con người có quan hệ đồng biến với giá
trị kinh doanh CNTT.
Các hậu tố của giá trị kinh doanh CNTT được
xem xét là thành phần ảnh hưởng tổ chức trong giá
trị kinh doanh CNTT như trong khung lý thuyết của
Soh & Markus (1995). Thành quả tổ chức thường đề
cập đến hiệu quả tổ chức về thành quả hoạt động và
thành quả tài chính của tổ chức (Liang & cộng sự,
2010). Do đó, trong nghiên cứu này, các hậu tố của
giá trị kinh doanh CNTT bao gồm 2 yếu tố:
Thứ nhất,
thành quả hoạt động liên quan đến các
chỉ số hoạt động như tăng trưởng năng suất, phát
triển sản phẩm, cải tiến chất lượng dịch vụ và quy
trình, tăng tốc độ phân phối (Moriones & cộng sự,
2012), và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức
phí, nâng cao lợi thế cạnh tranh và các thành quả
khác (Devaraj & Kohli, 2003).
Thực tế đã có nhiều lý thuyết mở rộng có liên
quan đến giá trị kinh doanh CNTT như: Nghiên cứu
của Schryen (2013), Sabherwal & Jeyaraj (2015) và các
nghiên cứu liên quan đến giá trị kinh doanh CNTT
như Ruivo & cộng sự (2017); Iannacci & Cornford
(2018). Các nghiên cứu này giải thích giá trị kinh
doanh CNTT bằng cách kiểm định các mối quan hệ
giữa các yếu tố có liên quan đến giá trị CNTT và
những ảnh hưởng đến tổ chức (Sabherwal & Jeyaraj,
2015). Các yếu tố CNTT liên quan đến nhiều khía
cạnh khác nhau như đầu tư CNTT, năng lực CNTT,
nguồn lực CNTT…
Khi kiểm định giá trị kinh doanh CNTT, một
số nhà nghiên cứu xem xét các khía cạnh này, một
số khác lại xem xét khía cạnh khác (Sabherwal &
Jeyaraj, 2015). Trong đó, nguồn lực CNTT có thể
được xem như là các tiền tố của giá trị kinh doanh
CNTT (Markus & Tanis, 2000), thành quả tổ chức
được xem như là hậu tố của giá trị kinh doanh
CNTT (Sabherwal & Jeyaraj, 2015).
Mô hình nghiên cứu
Mô hình lý thuyết với các tiền tố và hậu tố của
giá trị kinh doanh CNTT được đề xuất như Hình 1.
Theo đó, cơ sở lý luận và tham chiếu từ khung lý
thuyết giá trị kinh doanh CNTT của Melville & cộng
sự (2004) và các nghiên cứu có liên quan đến giá
trị kinh doanh CNTT như Soh & Markus (1995) và
Markus & Tanis (2000); Sabherwal & Jeyaraj (2015).
Các tiền tố của giá trị kinh doanh CNTT là thành
phần nguồn lực CNTT trong giá trị kinh doanh
CNTT như trong khung lý thuyết của Soh & Markus
(1995). Trong nghiên cứu này, các tiền tố của giá trị
kinh doanh CNTT bao gồm các yếu tố:
- Hạ tầng CNTT được xem như là hệ thống cơ sở
vật chất đáp ứng nhu cầu về CNTT một cách hoàn
thiện, để phục vụ cho hệ thống hoạt động (Silver &
cộng sự, 1995) và được chia sẻ trong toàn tổ chức
dưới dạng dịch vụ và được điều phối tập trung
(Weill & Broadbent, 1998).
- Tích hợp hệ thống đề cập đến mức độ liên kết
giữa các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu trên nền
tảng máy tính (Francalanci & Morabito, 2008). Đây
là quá trình liên kết giữa các hệ thống khác nhau để
điều phối công việc một cách hiệu quả (Melville &
cộng sự, 2004).
- Tích hợp quy trình là mức độ các quy trình
trong các phòng ban được điều phối chặt chẽ và
được chuẩn hóa thông qua hệ thống thông tin (Barki
& Pinsonneault, 2005) và được tích hợp nhiều quy
P
5
P
6
Thành quả
tài chính
Thành quả
hoạt động
Vốn
con người
Tích hợp
quy trình
Tích hợp
hệ thống
Hạ tầng
CNTT
Giá trị kinh doanh
CNTT
P
1
P
2
P
3
P
4
HÌNH 1: CÁC TIỀN TỐVÀ HẬU TỐ
CỦA GIÁ TRỊ KINH DOANH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Nguồn: Tác giả đề xuất
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,...121
Powered by FlippingBook