TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 115

114
nợ (phát hành trái phiếu đặc biệt
để mua nợ từ các TCTD); (iv) Được
hưởng chính sách ưu đãi về thuế
giá trị gia tăng và thuế thu nhập
DN; (v) Các DN khách nợ VAMC tái
cơ cấu được xem xét cấp tín dụng;
(vi) Trở thành bên nhận bảo đảm
và được thực hiện việc đăng ký
giao dịch bảo đảm dựa trên hợp
đồng mua bán nợ xấu mà không
phải ký lại hợp đồng bảo đảm với
bên bảo đảm…
Sau một thời gian hoạt động,
hiện nay VAMC đang bổ sung
thêm chức năng hoạt động như
một DN mua bán xử lý nợ vì mục
tiêu lợi nhuận để tăng hiệu quả
hoạt động. Trên thực tế, đối tượng
hướng tới của VAMC và DATC đều
là các khoản nợ xấu và việc xử lý
nợ xấu cần thiết phải giải quyết cả
từ phía chủ nợ (TCTD) và khách nợ
(DN đi vay) nên việc DATC là chủ
thể xử lý nợ bị giảm hiệu quả hoạt
động cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu
quả của mô hình xử lý nợ nền kinh
tế mà Chính phủ mong muốn,
trong đó có thể bao gồm cả hiệu
quả của VAMC.
Như vậy, để tạo môi trường pháp
lý bình đẳng giữa các tổ chức có
chức năng xử lý nợ xấu, hỗ trợ DN
trong nền kinh tế, tạo điều kiện phát
huy vai trò của DATC đối với hoạt
động tái cơ cấu DN, xử lý nợ xấu
trong nền kinh tế, cần thiết phải xây
dựng môi trường pháp lý đặc thù,
thuận lợi hơn cho DATC và tương
đồng với VAMC.
Tài liệu tham khảo:
1. Tổng kết thi hành các quy định về chức năng,
nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của Công ty TNHH
Mua bán nợ Việt Nam;
2. Bộ Tài chính, Tờ trình Chính phủ về việc xây dựng
Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt
động của DATC;
3. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách về đề
nghị xây dựng Nghị định về chức năng, nhiệm vụ
và cơ chế hoạt động DATC;
4. Tapchitaichinh.vn; mof.gov.vn; datc.vn
hình tài chính của các TCTD.
Còn DATC không chỉ tham gia
xử lý nợ xấu của các TCTD, mà còn
thực hiện các hoạt động xử lý tài
chính, hỗ trợ tái cơ cấu đối với các
DN, tổ chức kinh tế và cá nhân (với
tư cách là khách nợ) sau khi mua
nợ; tham gia xử lý nợ theo chỉ đạo
của Chính phủ.
Hoạt động mua bán nợ xấu của
DATC không chỉ với mục đích xử lý
nợ xấu của thị trường tín dụng mà
còn hướng tới hỗ trợ khách nợ xử
lý dứt điểm những khó khăn về tài
chính, hỗ trợ thúc đẩy DN khách
nợ phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Tuy cùng có chức năng xử lý
nợ xấu cho các TCTD song cơ chế
hoạt động của VAMC có nhiều
thuận lợi, được bổ sung nhiều
quy định đặc thù để hỗ trợ VAMC
hoạt động có hiệu quả. Cụ thể:
Mặc dù hoạt động trong cùng
lĩnh vực xử lý nợ xấu nhưng cơ chế
mua nợ của DATC là thỏa thuận,
các TCTD xem xét bán nợ cho
DATC. Đối với VAMC, trong cơ chế
hoạt động của VAMC quy định các
TCTD có trách nhiệm bán nợ xấu
cho VAMC.
Hơn nữa, VAMC là đối tượng
điều chỉnh và được hỗ trợ thông
qua một hệ thống pháp luật tương
đối đầy đủ, có giá trị pháp lý cao
(Nghị quyết của Quốc hội, Luật
TCTD, Nghị định, Thông tư, Thông
tư liên tịch...) và liên tục được sửa
đổi hoàn thiện. Trong khi đó, hoạt
động của DATC mới được điều
chỉnh tại các Thông tư của Bộ Tài
chính và các quy định của pháp
luật nói chung.
Hiện nay, VAMC đang được trao
các cơ chế đặc thù cần thiết cho
một tổ chức xử lý nợ quốc gia
như: (i) Mô hình hoạt động không
vì mục tiêu lợi nhuận; (ii) Không
coi các hoạt động liên quan đến
mua bán, xử lý nợ là hoạt động
đầu tư ngoài ngành; (iii) Được sử
dụng công cụ đặc biệt để xử lý
với doanh nghiệp được tái cơ cấu.
Mặt khác, vẫn thiếu các cơ chế
để tạo thế chủ động trong xử lý
nợ như: Điều chỉnh lãi suất linh
hoạt đối với khoản nợ của DN
tái cơ cấu; thời hạn thoái vốn tại
DN tái cơ cấu; Chế độ trích lập
dự phòng nợ mua, dự phòng tổn
thất đầu tư tài chính đối với các
khoản vốn góp của DATC (dưới
hình thức chuyển nợ thành vốn
góp) tại các DN tái cơ cấu chưa
phù hợp; Cơ chế, trình tự, thủ tục
xử lý nợ xấu của DN tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam và Ngân hàng
Chính sách xã hội Việt Nam...
Tất cả các yếu tố đó đã gây khó
khăn cho hoạt động, làm giảm
hiệu quả hoạt động mua bán xử
lý nợ, từ đó ảnh hưởng đến việc
thu hồi nợ của DATC cũng như quá
trình phục hồi DN.
Thiếu sự bình đẳng
Đối tượng hướng tới của Công ty
Quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng (TCTD) Việt Nam (VAMC) và
DATC đêu là các khoản nợ xâu và
viêc xử lý nợ xâu cân thiêt phải giải
quyêt cả từ phía chủ nợ và khách
nợ. Do vậy, cần có môi trường pháp
lý bình đẳng hơn giữa hai tổ chức
này. Đó là một trong những nội
dung được Bộ Tài chính nêu rõ tại
Tờ trình Chính phủ về việc xây dựng
Nghị định về chức năng, nhiệm vụ
và cơ chế hoạt động của DATC.
VAMC là DN thuộc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam đã được thành
lập và đi vào hoạt động từ ngày
18/5/2013, cũng với định hướng
xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng
tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Quan điểm phát triển của Đảng,
Nhà nước coi DATC và VAMC là 2
tổ chức cần thiết, song hành trong
định hình mô hình xử lý nợ của
nền kinh tế. Trong đó, VAMC xử lý
nợ từ góc độ xử lý nợ xấu của hệ
thống TCTD - với tư cách là các chủ
nợ, góp phần lành mạnh hóa tình
DATC: ĐẨY MẠNH XỬ LÝ NỢ XẤU, TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP
1...,105,106,107,108,109,110,111,112,113,114 116,117,118,119,120,121
Powered by FlippingBook