TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 12

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
11
hoạt động, thành quả tài chính). Điều này phù hợp
với lý thuyết giá trị kinh doanh CNTT và có đóng
góp nhất định cho việc mở rộng mô hình giá trị
kinh doanh CNTT.
Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu
đầu tiên đề xuất theo các quá trình xuyên suốt của
hệ thống thông tin, quản trị CNTT - tạo giá trị kinh
doanh - ảnh hưởng. Trong khi Chen & cộng sự
(2017) chỉ xem xét các quá trình quản trị CNTT và
tạo giá trị kinh doanh, Iannacci & Cornford (2018)
chỉ xem xét các quá trình tạo giá trị kinh doanh và
ảnh hưởng, thì nghiên cứu này đánh giá xuyên suốt
các quá trình. Nghiên cứu còn góp phần làm sáng
dần “hộp xám” về những đóng góp của giá trị kinh
doanh CNTT và lấp dần khoảng trống về “tính năng
phù hợp” giữa hệ thống thông tin và nhu cầu kinh
doanh của tổ chức.
Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu đề xuất chưa
xem xét đầy đủ các tiền tố khác, các thành phần
trung gian (chẳng hạn như: Sử dụng hệ thống, sự
hài lòng người sử dụng), các thành phần thành
quả khác (chẳng hạn như: Thành quả tiếp thị,
thành quả bán hàng) như lý thuyết giá trị kinh
doanh CNTT đã đề cập. Điều này có thể chỉ ra các
hướng nghiên cứu triển vọng tiếp theo, trong đó
sẽ tiến hành hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu, thu
thập dữ liệu với những người sử dụng CNTT ở
các tổ chức và phân tích dữ liệu để kiểm định mô
hình lý thuyết.
Tài liệu tham khảo:
1. Devaraj,S.&Kohli,R.(2003), ‘Performanceimpactsofinformationtechnology:
Is actual usage the missing link?’, Management Science, 49(3), 273-289;
2. Iannacci, F. & Cornford, T. (2018), ‘Unravelling causal and temporal
influences underpinning monitoring systems success: A typological
approach’, Information Systems Journal, 28(2), 384-407;
3. Markus, M. & Tanis, C. (2000), ‘The enterprise systems experience-from
adoption to success’, Framing the domains of IT research: Glimpsing the
future through the past, 10;
4. Melville, N., Kraemer, K. & Gurbaxani, V. (2004), ‘Review: Information
technology and organizational performance: An integrative model of IT
business value’, MIS Quarterly, 28(2), 283-322;
5. Ployhart, R., &Moliterno, T. (2011), ‘Emergence of the human capital resource:
A multilevel model’, Academy of Management Review, 36(1), 127-150;
6. Sabherwal, R., & Jeyaraj, A. (2015), ‘Information Technology Impacts on
Firm Performance: An Extension of Kohli and Devaraj (2003)’, MIS Quarterly,
39(4), 809-836;
7. Schryen, G. (2013), ‘Revisiting IS business value research: What we already
know, what we still need to know, and how we can get there’, European
Journal of Information Systems, 22(2), 139-169;
8. Soh, C. & Markus, M. (1995), ‘How IT creates business value: A process
theory synthesis’, ICIS 1995 Proceedings, 4.
(Liang & cộng sự, 2010).
Thứ hai,
thành quả tài chính liên quan đến chỉ
số tài chính phổ biến như ROA, ROE, ROI, ROS,
và doanh số bán hàng (Sabherwal & Jeyaraj, 2015),
các chỉ số này cho thấy, năng lực trong việc tạo
ra lợi nhuận của tổ chức (Liang & cộng sự, 2010).
Trong giá trị kinh doanh CNTT, Melville & cộng
sự (2004) cho rằng, thành quả là các hậu tố của
giá trị kinh doanh CNTT. Các mối quan hệ đồng
biến giữa giá trị kinh doanh CNTT và thành quả
tổ chức cũng được khẳng định trong các khung lý
thuyết về giá trị kinh doanh CNTT như trong Soh &
Markus (1995) và Markus & Tanis (2000); Sabherwal
& Jeyaraj (2015). Do đó, đối với thành quả hoạt động
và thành quả tài chính, các mối quan hệ sau được
đề xuất:
- P5: Giá trị kinh doanh CNTT có quan hệ đồng
biến với thành quả tài chính.
- P6: Giá trị kinh doanh CNTT có quan hệ đồng
biến với thành quả hoạt động.
Ý nghĩa mô hình
Nghiên cứu xây dựng một mô hình lý thuyết với
các tiền tố và hậu tố của giá trị kinh doanh CNTT.
Mô hình nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý
thuyết cho các lý thuyết giá trị kinh doanh CNTT.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn góp phần làm sáng
dần “hộp xám” về những đóng góp của giá trị kinh
doanh CNTT theo nhận định của Schryen (2013) và
lấp dần khoảng trống về “tính năng phù hợp” giữa
hệ thống thông tin và nhu cầu kinh doanh của tổ
chức theo đánh giá của Markus & Tanis (2000). Các
khái niệm trong mô hình nghiên cứu được tham
chiếu theo hướng đa chiều (cá nhân, đội nhóm, tổ
chức) với các tiếp cận khác nhau, để xây dựng mối
quan hệ giữa các thành phần cấu trúc giữa các tiền
tố (vốn con người, tích hợp quy trình, tích hợp hệ
thống, hạ tầng CNTT) - giá trị kinh doanh CNTT
- các hậu tố (thành quả hoạt động, thành quả tài
chính). Ngoài ra, mô hình nghiên cứu còn là tiền
đề cho các nghiên cứu thực nghiệm về giá trị kinh
doanh CNTT.
Kết luận
Các tiền tố và hậu tố của giá trị kinh doanh
CNTT trong nghiên cứu này tập trung vào các
thành phần nguồn lực CNTT và thành phần ảnh
hưởng trong giá trị kinh doanh CNTT. Cụ thể, các
tiền tố về nguồn lực CNTT công nghệ (hạ tầng
CNTT, tích hợp hệ thống), nguồn lực CNTT con
người (vốn con người) và quy trình (tích hợp quy
trình); Các hậu tố về thành quả tổ chức (Thành quả
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...121
Powered by FlippingBook