TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 13

12
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên
nhượng quyền; (ii) Bên nhượng quyền có quyền
kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc
điều hành công việc kinh doanh.
Hiện nay, hoạt động nhượng quyền thương mại
tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và đem lại
nhiều thành tựu đáng kể. Số lượng doanh nghiệp
(DN) nước ngoài nhượng quyền thương hiệu tại
Việt Nam ngày càng gia tăng, tuy nhiên, thị trường
này đã và đang chứng kiến sự thất bại của không
ít DN. Để phân tích cụ thể thực trạng hoạt động
này, có thể chia ra thành hai phân khúc: nhượng
quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam và
nhượng quyền thương mại từ các DN Việt Nam.
Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam
Sau khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam nhận
được nhiều sự quan tâm của các DN nước ngoài trên
thị trường nhượng quyền thương mại. Mở đầu bằng
con số đăng ký khá khiêm tốn là 4 DN đến từ Hoa
Kỳ, Hàn Quốc và Pháp trong năm 2007, đến tháng
6/2018, tổng số DN nước ngoài đăng ký nhượng
quyền thương mại đạt 203 DN.
Thị trường nhượng quyền thương mại ở Việt
Nam hiện đang ngày càng hấp dẫn, thu hút nhiều
thương hiệu ngoại. Sau khi các DN nước ngoài
đăng ký nhượng quyền vào Việt Nam đã phát triển
nhanh chóng chuỗi hệ thống cửa hàng nhượng
quyền. Năm 2015, có 19 DN đăng ký nhượng quyền
thương mại vào Việt Nam; trong đó, phần lớn là các
DN có thương hiệu nổi tiếng như: KFC, Pizza Hut,
Lock&Lock…Năm 2016, số DN nước ngoài đăng ký
Thực trạng hoạt động nhượng quyền
thương mại tại Việt Nam
Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005, nhượng
quyền thương mại là hoạt động thương mại, bên
nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền
tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ theo các điều kiện sau đây: (i) Việc mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo
cách thức tổ chức kinh doanh, do bên nhượng quyền
quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THỊTRƯỜNG
NHƯỢNGQUYỀNTHƯƠNGMẠITẠIVIỆTNAM
ThS. VŨ THỊ YẾN ANH
- Học viện Ngân hàng *
Nhượng quyền thương mại đã xuất hiện từ hơn 100 năm trước tại các nước phát triển trên thế giới, nhưng
tại Việt Nam hoạt động này chỉ phát triển từ khi mở cửa hội nhập, nhất là khi nước ta mới chính thức
gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007. Cùng với quá trình hội nhập và phát triển kinh
tế, thị trường nhượng quyền thương mại dần trở thành một kênh thu hút đầu tư nổi bật và tăng trưởng
rất nhanh tại Việt Nam, tuy nhiên, hoạt động của thị trường này cũng tồn tại nhiều hạn chế và rủi ro cho
doanh nghiệp. Vì vậy, cần có những giải pháp khắc phục hạn chế, thúc đẩy sự phát triển của thị trường
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Từ khóa: Nhượng quyền thương mại, phát triển kinh tế, doanh nghiệp, đầu tư
DEVELOPMENT OF FRANCHISE MARKET IN VIETNAM
Franchise appeared more than 100 years ago
in the developed countries, but in Vietnam this
activity only developed since the Opening,
especially after joining WTO. Along with the
process of economic integration, the franchise
market has been gradually becoming a
prominent investment channel and has grown
rapidly in Vietnam. However, this market has
shown variety of limitations and risks toward
businesses. Therefore, there should be effective
solutions to promote the development of the
franchise market in Vietnam.
Keywords: Franchise, economic development, business,
investment
Ngày nhận bài: 31/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 14/6/2018
Ngày duyệt đăng: 19/6/2018
*Email:
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...121
Powered by FlippingBook