TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 14

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
13
thương hiệu nhượng quyền nổi bật có kể đến như
300 cửa hàng nhượng quyền O Huế, 200 cửa hàng
Azteen “thế giới ẩm thực cho giới trẻ” hay 150 cửa
hàng Vịt Bắc Kinh… có mặt ở khắp các tỉnh/thành
ở Việt Nam.
Những hạn chế trong nhượng quyền
thương mại tại Việt Nam
Bên cạnh sự phát triển mạnh của hoạt động
nhượng quyền thương mại và những đóng góp tích
cực cho nền kinh tế, thực tế cũng cho thấy, hoạt
động này còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền
vào Việt Nam
Thứ nhất,
chi phí nhượng quyền cũng như các
điều kiện nhượng quyền từ các DN nước ngoài còn
khá cao chưa phù hợp với quy mô và năng lực của
các DN Việt Nam.
Thứ hai,
mô hình các thương hiệu ngoại lựa chọn
chủ yếu là nhượng quyền độc quyền, điều này sẽ
gây khó khăn cho các DN nhận nhượng quyền trong
nước trong việc tìm kiếm thêm lợi nhuận khi muốn
phát triển hệ thống nhượng quyền cho các DN đối
tác có quy mô nhỏ hơn.
Thứ ba,
số lượng DN nước ngoài thực hiện
nhượng quyền tại Việt Nam còn chưa tương xứng
với quy mô dân số, tăng trưởng kinh tế đạt bình
quân từ 6% - 7%/năm, thu nhập bình quân/người
gia tăng và số người giàu và rất giàu cũng tăng rất
nhanh qua các năm.
Đối với các doanh nghiệp nhượng quyền trong nước
Một là,
các DN nội chủ yếu là DN nhỏ và vừa,
còn hạn chế về vốn, trình độ quản lý và kiểm soát
chưa cao. Trong khi đó, các ngân hàng còn dè dặt
khi đầu tư vào các dự án nhượng quyền và phát
triển thương hiệu.
Hai là,
các DN Việt Nam chưa chuẩn hoá được
quy trình và chưa hoạch định chiến lược, mô hình
kinh doanh phù hợp. Nhiều DN đã không thể quản
lý được sự đồng nhất về chất lượng khi quy mô số
lượng cửa hàng gia tăng, cụ thể như trường hợp của
cà phê Trung Nguyên hay Phở 24.
Ba là,
việc nhượng quyền ra nước ngoài, các
thương hiệu Việt còn non kém, chưa kịp thích ứng
và thay đổi cho phù hợp với nhu cầu khác biệt của
người tiêu dùng nước ngoài… Chính vì vậy, hầu
như những thương hiệu Việt như Cà phê Trung
Nguyên hay Phở 24 đã không thể thực hiện được
mô hình nhượng quyền thương mại toàn diện khi
nhượng quyền ra thế giới.
nhượng quyền vào Việt Nam tăng thêm 21 DN. Số
lượng cửa hàng nhượng quyền của các thương hiệu
lớn điển hình như: Lotteria, KFC, Subway, Jollibee
hay McDonald’s...; Năm 2017, có 30 DN đăng ký
nâng tổng số DN nước ngoài nhượng quyền tại Việt
Nam lên 193 DN với hơn 200 thương hiệu nổi tiếng
toàn thế giới. Riêng 5 tháng đầu năm 2018, có 10
đối tác nước ngoài đăng ký nhượng quyền vào Việt
Nam, trong đó có 6 DN trong lĩnh vực thực phẩm
và đồ uống, 3 DN trong lĩnh vực may mặc và 1 DN
dịch vụ.
Thực tế cho thấy, chi phí nhượng quyền của các
DN nhượng quyền nước ngoài thường là khá cao,
cộng thêm những đòi hỏi nghiêm ngặt liên quan
đến cách thức quản lý, cách thức vận hành. Ngoài
chi phí nhượng quyền ra, chi phí thuê mặt bằng
cũng khá lớn, khi hệ thống các chuỗi cửa hàng của
những thương hiệu lớn thường đòi hỏi được mở ở
những thành phố lớn, những trung tâm thương mại
sầm uất. Đây chính là thách thức không nhỏ cho các
DN Việt Nam.
Nhượng quyền thương mại của đối tác nước
ngoài cho các DN Việt Nam hiện chủ yếu dừng lại
ở mô hình nhượng quyền cấp 1 (nhượng quyền độc
quyền), hay còn gọi là phát triển hệ thống chuỗi.
Rất ít thương hiệu quốc tế tại nước ta phát triển thị
trường qua hình thức nhượng quyền cấp 2, khi đối
tác cấp 1 tiếp tục nhượng quyền từng chi nhánh,
hoặc từng khu vực cho một đối tác thứ cấp tiếp theo
như cách làm tại các thị trường phát triển.
Nhượng quyền từ các doanh nghiệp Việt Nam
Theo quy định hiện hành, hoạt động nhượng
quyền thương mại từ các DN Việt Nam cho các DN
trong nước và ra nước ngoài đều không phải đăng
ký với Bộ Công Thương mà chỉ cần báo cáo với Sở
Công Thương các tỉnh, thành phố. Chính vì vậy,
việc thống kê các giao dịch nhượng quyền từ các
DN Việt Nam là tương đối khó khăn.
Trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, cà phê
Trung Nguyên và Phở 24 có thể nói là hai thương
hiệu Việt thành công nhất cả về hệ thống nhượng
quyền trong nước và nhượng quyền ra nước ngoài.
Các thương hiệu thuần Việt như Cộng Cà phê hay
Thế giới di động… cũng đạt được những thành tựu
không nhỏ trong việc phát triển hệ thống nhượng
quyền. Công ty TNHH Cộng Cà phê bắt đầu có cửa
hàng đầu tiên từ năm 2007, đến nay đã có 27 cửa
hàng trên cả nước (riêng Hà Nội có 21 quán cà phê
Cộng). Tính đến tháng 6/2018, Công ty Thế giới di
động đã có 1.744 cửa hàng mang tên “Thế giới di
động”. Trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, các
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...121
Powered by FlippingBook