TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 15

14
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
cần nghiên cứu điều khoản hợp đồng nhượng quyền.
Thứ tư,
đối với Nhà nước.
Hiện nay, các quy định pháp luật cho hoạt
động nhượng quyền thương mại đã và đang dần
được hoàn thiện. Ngoài những quy định cốt lõi
về nhượng quyền thương mại trong Luật Thương
mại 2005, các văn bản được ban hành mới nhất liên
quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại
là Văn bản số 15/VBHN-BCT ngày 25/04/2014 của
Bộ Công Thương. Nội dung của văn bản này cơ
bản đáp ứng yêu cầu quản lý và đạt được một số
chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, để bảo vệ DN nhận
nhượng quyền trong nước, cần quy định rõ hơn
các điều khoản liên quan đến nghĩa vụ và trách
nhiệm của DN nhượng quyền trong trường hợp
DN này phá sản mà thời gian hợp đồng nhượng
quyền thương mại vẫn còn hiệu lực. Thêm vào đó,
cần có chính sách siết chặt hơn nữa vấn đề bảo hộ
thương hiệu và xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm trong lĩnh vực nhượng quyền bằng các văn
bản, các chế tài phù hợp.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ cho các DN nhận nhượng
quyền có thể đáp ứng được yêu cầu về năng lực tài
chính của các đối tác nước ngoài, các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam nên nghiên cứu đưa ra
các chính sách linh hoạt giúp cho các DN này có thể
tiếp cận được vốn vay dễ dàng hơn. Đặc biệt, trong
điều kiện các DN Việt Nam chủ yếu là các DN nhỏ
và vừa, khả năng tài chính còn yếu kém.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Thương mại (2005);
2. Bộ Công Thương (2018), Thống kê nhượng quyền thương mại vào Việt Nam,
truy cập
. moit.gov.vn;
3. Nguyễn Khánh Trung (2012), Cạnh tranh bằng nhượng quyền thương mại,
Tạp chí Phát triển và Hội nhập, sô 5 (15) - Tháng 7- 8/2012;
4. Hướng dẫn chi tiết về nhượng quyền thương mại của Lotteria;
5. Hướng dẫn chi tiết về nhượng quyền thương mại của KFC.
Bốn là,
thách thức không nhỏ đến từ áp lực cạnh
tranh quyết liệt với các DN và các đối tác nhượng
quyền hàng đầu, sở hữu những thương hiệu rất có
giá trị tại thị trường trong nước và quốc tế.
Giải pháp phát triển thị trường
nhượng quyền thương mại
Để các nhượng quyền thương mại phát triển,
thời gian tới cần triển khai một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
đối với các DN nhượng quyền.
- Về mô hình nhượng quyền, các DN nhượng
quyền nước ngoài cần phát triển mô hình nhượng
quyền thứ cấp tại Việt Nam, từ đó, tạo điều kiện mở
rộng thị trường, tăng thêm sức mạnh cho thương
hiệu cũng như tạo ra thu nhập cho đối tác nhận
nhượng quyền sơ cấp.
- Cần nghiên cứu giảm bớt các khoản chi phí
nhượng quyền tạo điều kiện cho nhiều DN Việt có
thể tiếp cận được mảng kinh doanh tiềm năng này.
Thứ hai,
đối với DN nhượng quyền trong nước.
- Về quy trình, chiến lược nhượng quyền: Các
DN nhượng quyền trong nước cần đưa ra kế hoạch,
xây dựng quy trình và chiến lược kinh doanh phù
hợp, khi đưa thương hiệu ra nước ngoài, các DN
Việt Nam cần thay đổi cho phù hợp với văn hoá và
tập quán kinh doanh của nước sở tại.
- Tăng cường giá trị thương hiệu thông qua việc
hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, tăng
cường các giải pháp bảo vệ thương hiệu từ đăng ký
bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng các rào cản ngăn chặn
sự xâm phạm của các đối thủ cạnh tranh và tăng
cường các hoạt động truyền thông thương hiệu.
- Việc lựa chọn đúng đối tác nhận quyền có kinh
nghiệm, có năng lực tài chính và huy động vốn,
có khả năng quản trị, tâm huyết với mô hình kinh
doanh của chủ thương hiệu đồng thời tuân thủ
nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đồng bộ của hệ thống
là vô cùng cần thiết; Xây dựng chiến lược đào tạo,
huấn luyện bên nhận quyền, giúp bên nhận quyền
có thể quản lý và vận hành tốt cửa hàng.
Thứ ba,
đối với các DN nhận nhượng quyền.
- Xác định mức độ phù hợp với mô hình
nhượng quyền. Các đối tác nhượng quyền đều
có cách riêng để đánh giá tiềm năng của đối tác
muốn nhận quyền, tuy nhiên, DN phải tự xác định
mức độ phù hợp của mình với các tiêu chuẩn,
những đòi hỏi đặc thù như: Khả năng tài chính,
khả năng tuân thủ các nội quy, quy định của hệ
thống kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo và khả năng
giao tiếp với đối tác, nhân viên và khả năng xây
dựng thương hiệu.
- Trong quá trình đàm phán nhượng quyền, DN
HÌNH 1: SỐ LƯỢNG DN NƯỚC NGOÀI NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2017
Nguồn: Bộ Công Thương (2018)
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...121
Powered by FlippingBook