TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 22

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
21
hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu
kém, thúc đẩy phát triển du lịch.
Với mục tiêu du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng
cao trong cơ cấu GDP; đến năm 2020, du lịch cơ bản
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên
nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương
đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất
lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng các yêu cầu mới về
hội nhập và phát triển... Chính phủ ban hành Quyết
định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030”. Mục tiêu này tiếp tục được thể hiện
trong Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, được Bộ Chính
trị ban hành ngày 16/1/2017 với những giải pháp
phát triển ngành Du lịch.
Để tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động của ngành
Du lịch, Luật Du lịch 2005 đã được ban hành. Tiếp
đó, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng, Luật Du lịch 2017 được ban hành
thay thế Luật Du lịch 2005.
Trong thời gian qua, hội nhập quốc tế về du
lịch của Việt Nam được triển khai theo hướng
thúc đẩy ký kết và thực hiện các hiệp định thỏa
thuận hợp tác cấp chính phủ, cấp ngành, song
phương và đa phương, tranh thủ hợp tác, hỗ trợ
của các nước thông qua các chương trình, dự án
cụ thể và các cam kết mở cửa tự do hóa thương
mại dịch vụ du lịch trong các khuôn khổ: Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), ASEAN, Diễn
đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC)... Trong đó, ASEAN là một trong những
khuôn khổ hợp tác mà du lịch Việt Nam tham gia
Du lịch Việt Nam sau khi gia nhập AEC
Đảng, Nhà nước xác định phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn đối với nền kinh tế
đất nước, trong đó, đặc biệt việc hội nhập sâu vào
AEC như một lợi thế để ngành Du lịch phát triển
trong thời gian tới. Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 92/NQ-CP ngày 8/14/2014 về một số giải
pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong
thời kỳ mới. Ngày 2/7/2015, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về việc tăng cường
PHÁT TRIỂNDU LỊCHVIỆT NAM
TRONG CỘNGĐỒNG KINHTẾ ASEAN
NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT
- Đại học Văn hóa Hà Nội *
Hội nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mang lại những tác động tích cực đối với du lịch Việt Nam,
đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực. Hợp tác phát triển sản phẩm du
lịch ASEAN góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Việt Nam hiện nay. Để tăng thêm sức hấp dẫn của
ngành Du lịch, khắc phục được những tồn tại, tận dụng tốt cơ hội trong AEC, ngành Du lịch Việt Nam cần
thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và tích cực.
Từ khóa: Cộng đồng kinh tế ASEAN, du lịch Việt Nam, hội nhập, phát triển
DEVELOPING TOURISM OF VIETNAM AMONG
THE ASEAN COMMUNITY
Intergration into ASEAN Economics
Community (AEC) brings about positive effects
to the tourism of Vietnam; it simultaneously
creates a healthy competition environment
between the regional countries, tourism
cooperation of ASEAN will help diversify
the present tourism products and services
in Vietnam as well. In order to enhance
the attractiveness of tourism, eliminate the
weaknesses and take opportunities from AEC,
tourismof Vietnamhas to implement consistent
solutions from central agencies to enterprises.
Keywords: ASEAN Economics Community, Vietnam’s
tourism, integration, development
Ngày nhận bài: 31/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 12/6/2018
Ngày duyệt đăng: 18/6/2018
*Email:
1...,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 23,24,25,26,27,28,29,30,31,32,...121
Powered by FlippingBook