TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 23

22
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
1,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP chung cả nước;
đóng góp trực tiếp 6,6% và đóng góp chung 13%
trong cấu thành GDP của Việt Nam. Riêng năm
2017, ước tính du lịch đóng góp 1% vào mức tăng
trưởng của GDP của Việt Nam. Trong giai đoạn
2011-2016, du lịch Việt Nam tăng trưởng 11%, chỉ
thấp hơn Myanmar (37%) và Campuchia (12%).
Riêng năm 2016, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
cao nhất khu vực (26%), trong khi Indonesia đạt
16% (cao thứ hai khu vực), Philippines (11%),
Thái Lan (9%), Singapore (8%), Campuchia và
Malaysia (4%).
Đến cuối tháng 12/2017, Việt Nam đã đón được
khoảng 13 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ khoảng
74 triệu lượt khách nội địa, vượt xa mục tiêu đặt ra.
Đây là con số kỷ lục mà ngành Du lịch đạt được.
Năm 2016, tổng thu từ du lịch đạt 417,2 nghìn tỷ
đồng, so với 337,82 nghìn tỷ đồng của năm 2015.
Năm 2017, ước tính tổng thu du lịch thu về 515.000
tỷ đồng, đóng góp 6,6% GDP cả nước, tạo việc làm
trực tiếp và gián tiếp đến 2,25 triệu người, giá trị
xuất khẩu đến 8,5 tỷ USD. Hàng trăm khách sạn,
khu du lịch cao cấp được xây mới, hàng loạt cơ
sở lưu trú (khách sạn và tổ hợp resort) cao cấp
hình thành như: Intercontinental, JW Marriott, hệ
thống khách sạn Mường Thanh, FLC, VinGroup,
SunGroup… đã làm diện mạo ngành Du lịch có
những thay đổi căn bản.
Theo Tổng cục Du lịch, so sánh trong ASEAN,
năm 2016, Việt Nam đứng thứ 5 về số lượng khách
quốc tế với hơn 10 triệu lượt, bằng 31% so với Thái
Lan (32,6 triệu), bằng 37% của Malaysia (26,8 triệu),
61% của Singapore (16,4 triệu), 83% so với Indonesia
(12 triệu). Về “Chỉ số năng lực cạnh tranh”, Tổng
cục Du lịch cho biết, theo Báo cáo Năng lực cạnh
tranh du lịch toàn cầu năm 2017 của Diễn đàn Kinh
tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp hạng 67/136 nền
kinh tế, tăng 8 bậc so với năm 2015 và thuộc nhóm
10 nền kinh tế cải thiện mạnh nhất về thứ hạng; xếp
hạng 5 và đứng đầu về mức độ cải thiện thứ hạng
trong ASEAN so với đánh giá 2015.
Điểm mạnh nhất của Việt Nam là tài nguyên
văn hóa và du lịch công vụ (hạng 30), tài nguyên
tự nhiên (hạng 34), sức cạnh tranh về giá (hạng
35), nhân lực và thị trường lao động (hạng 37). Tuy
nhiên, rất nhiều chỉ số của Việt Nam bị xếp hạng
thấp như: Mức độ bền vững về môi trường (hạng
129), chất lượng hạ tầng du lịch (hạng 113), mức
độ ưu tiên cho ngành du lịch (hạng 101) và mức
độ mở cửa quốc tế (hạng 76). Đặc biệt, những hạn
chế lớn nhất của ngành Du lịch Việt là: Chất lượng
hạ tầng du lịch xếp hạng 113, chi tiêu chính phủ
sâu rộng và có hiệu quả nhất.
Sau khi gia nhập ASEAN (1995), Việt Nam từng
bước tham gia đầy đủ các hoạt động trong các
nhóm/tiểu ban công tác du lịch từ đầu những năm
2000 và chủ động hội nhập từ cuối những năm
2000. Đối với các cam kết về thị trường, Việt Nam
đã thực hiện đầy đủ các cam kết đối với các lĩnh
vực khách sạn, dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn, dịch
vụ phục vụ ăn uống và kinh doanh lữ hành quốc
tế. Năm 2009, Việt Nam đăng cai và tổ chức thành
công Hội nghị Bộ trưởng Du lịch và Diễn đàn Du
lịch ASEAN (ATF) - Ngành Du lịch Việt Nam đã
tham gia xây dựng 130 sản phẩm du lịch chung
để kết nối ít nhất 2 quốc gia trong ASEAN theo
các nhóm chuyên đề như: Du lịch thiên nhiên, du
lịch văn hóa và di sản, du lịch cộng đồng, du lịch
đường biển và đường sông.
Hàng năm, ngành Du lịch Việt Nam tham gia
Hội chợ Du lịch quốc tế TRAVEX bên lề Diễn đàn
Du lịch ASEAN; tham gia tích cực tại các phiên
họp định kỳ và họp chuyên đề. Bên cạnh ATF
năm 2009, Việt Nam cũng đã đăng cai tổ chức
thành công Hội nghị chuyên đề về Marketing và
Phát triển sản phẩm du lịch ASEAN (2013). Việt
Nam còn tích cực và chủ động trong các cơ chế
hợp tác du lịch tiểu vùng và giữa ASEAN với các
nước, tổ chức đối tác. Nhờ những nỗ lực trong
việc hội nhập sâu vào AEC, ngành Du lịch Việt
Nam những năm gần đây đã đạt được kết quả
đáng khích lệ.
Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú,
ngành Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển,
lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng như
lượng khách đi du lịch nội địa ngày càng tăng. Du
lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn
trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được
bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc
tế. Du lịch Việt Nam đóng góp lớn vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong 5 năm
qua (từ năm 2011-2016), ngành Du lịch Việt Nam,
đạt tốc độ tăng trưởng trung bình gấp khoảng
Đến cuối tháng 12/2017, Việt Nam đã đón được
khoảng 13 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ
khoảng 74 triệu lượt khách nội địa, vượt xa mục
tiêu đặt ra. Đây là con số kỷ lục chưa từng có mà
ngành Du lịch đạt được. Năm 2016, tổng thu từ
du lịch đạt 417,2 nghìn tỷ đồng, so với 337,82
nghìn tỷ đồng của năm2015. Năm2017ước tính
tổng thu từ du lịch đạt 515.000 tỷ đồng.
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...121
Powered by FlippingBook