TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 24

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
23
cho ngành Du lịch xếp hạng 114; chỉ số yêu cầu thị
thực nhập cảnh xếp hạng 116 (thấp nhất trong các
nước ASEAN).
Cũng so sánh ngay trong khu vực ASEAN, năm
2016, Việt Nam chỉ chi khoảng 2,5 triệu USD cho
xúc tiến điểm đến du lịch quốc gia trong khi Thái
Lan, Singapore, Malaysia chi khoảng 100 triệu
USD cho hoạt động này. Hiện tại, Việt Nam miễn
thị thực nhập cảnh cho công dân 22 nước nhưng
Indonesia miễn cho 169 nước và vùng lãnh thổ;
Singapore là 158, Philippines 157, Malaysia 155 và
Thái Lan miễn cho công dân 61 nước và vùng lãnh
thổ. Malaysia có 35 văn phòng đại diện du lịch tại
nước ngoài, Thái Lan có 28 văn phòng, Singapore
23 văn phòng, còn Việt Nam vẫn chưa có một văn
phòng đại diện du lịch nào ở nước ngoài.
Mặc dù đạt được kết quả đáng khích lệ, nhưng
thực tế ngành Du lịch Việt Nam vẫn có những hạn
chế khi hội nhập vào AEC, đó là:
-
Việc thiếu nguồn lực và cơ chế tài chính còn
nhiều vướng mắc đã ảnh hưởng chung tới hiệu quả
của việc tổ chức triển khai các hoạt động xúc tiến
quảng bá du lịch trong khu vực, khó theo kịp các
đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
-
Tổ chức bộ máy và lực lượng thực hiện hoạt
động xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều bất cập.
Thương hiệu du lịch Việt Nam còn đang trong quá
trình hình thành, chưa tận dụng được hiệu quả của
các cơ hội để xây dựng thương hiệu.
-
Sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam
trong khu vực ASEAN không cao, sản phẩm dịch vụ
du lịch của Việt Nam chưa tạo được điểm nhấn trong
khu vực và thiếu sức hấp dẫn đặc biệt do còn đơn
điệu và trùng lặp với các sản phẩm trong khu vực.
-
Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chưa
đáp ứng được nhu cầu của hội nhập AEC. Lao
động du lịch Việt Nam còn kém cạnh tranh so với
các nước có ngành Du lịch phát triển trong khu
vực. Chất lượng du lịch toàn Ngành chưa cao, việc
triển khai thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề
du lịch ASEAN còn nhiều khó khăn vướng mắc.
Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú,
ngành Du lịch Việt Nam đang trên đà phát
triển, lượng khách quốc tế đến Việt Nam
cũng như lượng khách đi du lịch nội địa ngày
càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được
biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm
đến trong nước được bình chọn là địa chỉ
yêu thích của du khách quốc tế.
Giải pháp phát triển ngành Du lịch trong AEC
Để ngành Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển,
hòa nhập với AEC, cần đẩy mạnh thực hiện một số
giải pháp sau:
Một là,
cần đẩy nhanh, đẩy mạnh cải cách cơ
chế, thủ tục, chính sách, hệ thống luật và các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan, trong đó đặc
biệt là Luật Du lịch sửa đổi, Chiến lược phát triển
du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch,
chính sách VISA… đã lỗi thời không còn đáp ứng
nhu cầu thực tiễn...
Hai là,
du lịch Việt Nam là ngành kinh tế quan
trọng tạo sức lan tỏa đối với sự phát triển của nhiều
ngành kinh tế khác, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất
nước và nhiều việc làm cho xã hội. Do vậy, Nhà nước
cần đầu tư mạnh mẽ hơn cho quảng bá, xúc tiến du
lịch, đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương. Cần đẩy
mạnh đầu tư, nâng cấp, cải thiện hệ thống cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo hướng đồng
bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh bao gồm: hệ
thống sân bay, cảng biển, nhà ga, hệ thống giao thông
đường bộ, giao thông công cộng, hệ thống nhà hàng,
khách sạn, buồng phòng, hệ thống bảo tàng…
Ba là,
cần tăng ngân sách cho xúc tiến, quảng bá
du lịch, áp dụng cơ chế linh hoạt, mở văn phòng đại
diện du lịch Việt Nam trước tiên tại các thị trường
trọng điểm…
Bốn là,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du
lịch, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, nhân lực
quản lý, nhân lực có tay nghề; Cần phối hợp các
bộ, ngành trung ương ban hành văn bản hướng
dẫn cho các cơ sở đào tạo và dạy nghề du lịch xây
dựng chương trình, giáo trình đào tạo theo Khung
quốc gia về nghề Du lịch. Đồng thời, xây dựng bộ
tiêu chuẩn nghề chung về du lịch, đây cũng là cơ
sở thúc đẩy thực hiện “Thỏa thuận thừa nhận lẫn
nhau trong ASEAN về nghề Du lịch” có hiệu lực
vào 31/12/2015.
Tài liệu tham khảo:
1. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg Phê duyệt “Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
2. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 92/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh
phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
3. Luật Du lịch (2005), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật;
4. Luật Du lịch (2017), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật;
5. Hiệp hội các Quốc giaĐôngNamÁ (ASEAN), “Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau
trong ASEAN (MRA) về Nghề Du lịch”, Bali, Indonesia 2012, (30/10/2015);
7. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn;
8. Tổng cục Du lịch, Báo cáo thường niên về du lịch Việt Nam các năm 2011,
2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, Hà Nội.
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...121
Powered by FlippingBook