TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 27

26
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
thông, khoản trả góp cho việc mua sắm phương
tiện…); thực phẩm; các tiện ích khác cần cho cuộc
sống (điện thoại, tiền điện, nước, truyền hình cap,
internet…); bảo hiểm (các khoản phí bào hiểm định
kỳ cần chi trả); giải trí (sách, nhạc, phim ảnh…); thời
trang (quần áo, giầy…); ăn tiệm (đồ ăn nhanh; cafe;
nhà hàng…); các khoản chi mua sắm các vật tư thiết
yếu, nhu yếu phẩm khác (giấy vệ sinh; dầu gội…).
Sau đó lấy thu nhập trừ đi cá khoản chi sẽ ra số tiền
còn lại và các kế hoạch ngân sách thay thế nhau sẽ
thay đổi tùy theo số tiền bạn tiết kiệm được sau khi
chi tiêu. Số lượng tiền tiết kiệm được sẽ được phân
bổ theo các cách khác nhau vào các khoản đầu tư:
cổ phiếu, trái phiếu… sẽ đưa ra các ngân sách đầu
tư khác nhau.
Trong quá trình thực hiện, cuối mỗi kỳ, người dùng
cần liệt kê các khoản chi thực tế và xem xét các báo cáo
chi tiêu định kỳ để đánh giá việc thực hiện kế hoạch
đề ra nhằmmục đích có thể lựa chọn ngân sách đầu tư
thay thế phù hợp trong một danh sách ngân sách thay
thế đã lên kế hoạch. Bên cạnh đó, phần mềm cũng cần
đưa ra các cảnh báo để người sử dụng biết các khoản
chi đang lạm chi hoặc điều chỉnh kế hoạch chi tiêu
theo thực tế nếu như các khoản chi này là không thể
cắt giảm. Ví dụ: Một cá nhân ở Việt Nam có mức thu
nhập ở mức bình quân của cả nước là khoảng 6 triệu
đồng một tháng, có kế hoạch chi tiêu và các ngân sách
thay thế và báo cáo sau thực hiện theo bảng sau:
Kết luận
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định có thể giúp người
sử dụng lên kế hoạch và thành công trong việc thực
thi các mục tiêu của quản lý tài chính cá nhân. Việc
xác định được các cấu phần chính của quản lý tài
chính cá nhân, cũng như các mục tiêu cụ thể của các
cấu phần này có thể khiến kế hoạch và mục tiêu tài
chính của người sử dụng có nhiều tính khả thi hơn.
Các kế hoạch ngân sách thay thế và các cảnh báo
giúp người sử dụng có thể hoàn thành tốt hơn các
mục tiêu đã đề ra.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Tiến Thành, “Cơ sở lý luận và thực tiễn về tài chính cá nhân tại Việt
Nam”, Hội thảo Khoa học - Phát triển Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân, 2015;
2. Trần Thế Nữ, “Thuế thu nhập cá nhân trong quản lý tài chính cá nhân”, Hội
thảo Khoa học - Phát triển Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân, 2015;
3. Lisa Farrell, Tim R.L. Fry, Leonora Risse, “The significance of financial
self-efficacy in explaining women’s personal finance behavior” Journal of
Economic Psychology, Volume 54, June 2016, Pages 85–99;
4. Rustam Vahidov & Xin He, “Situated DSS for personal finance management:
Design and evaluations”, Information & Management, Volume 47, Issue 2,
March 2010, Pages 78-86.
Ví dụ, với một nhiệm vụ chính của quản lý tài
chính cá nhân là lên kế hoạch tài chính. Tính hiệu quả
của kế hoạch bao gồm thiết lập mục tiêu tài chính có
tính thực tế, xây dựng ngân quỹ tài chính khả thi và
triển khai thực hiện chúng nhằm mục đích giữ vững
mục tiêu trong khả năng có thể tiếp cận.
Mục đích của một hệ thống hỗ trợ ra quyết định
là hỗ trợ người sử dụng trong việc thiết lập các mục
tiêu tài chính thực tế và hướng dẫn các cá nhân
trong quá trình thực thi chúng. Kịch bản bắt đầu với
các hoạt động liên quan đến việc phát triển các ngân
quỹ và mục tiêu tài chính thực tế bao gồm các khoản
mục như là nghỉ hưu, giáo dục con cái, mua nhà…
theo khoảng thời gian của từng cá nhân. Các mục
tiêu này giữ vai trò chính trong quản lý việc thực thi
ngân quỹ trong tương lai với việc người dùng nhận
được các báo cáo theo thời kỳ và các cảnh báo trong
trường hợp có những biến động, thay đổi rõ rệt so
với kế hoạch.
Tính khả thi của mục tiêu tài chính được đánh giá
dựa trên ngân sách do người dùng xác định trong
tầng hoạt động của hệ thống hỗ trợ dự báo. Nếu
một vài mục tiêu không đạt được, cần cố gắng tạo ra
các ngân quỹ thay thế. Nếu không có một kế hoạch
thay thế nào có thể được tạo ra một cảnh báo, cái mà
được gửi đến tầng đánh giá của hệ thống hỗ trợ ra
quyết định nơi người sử dụng được hỏi xem xét lại
các mục tiêu và ngân sách của họ. Nếu các mục tiêu
là khả thi, hệ thống hỗ trợ ra quyết định nên đưa
ra các kế hoạch ngân quỹ thay thế cho người dùng.
Mục tiêu của việc tạo ra các kế hoạch ngân sách thay
thế là cho phép người sử dụng khám phá ra các lựa
chọn khác nhau và đầu tư tiền của họ vào các mức
độ rủi ro và thặng dư lợi nhuận khác nhau trong khi
vẫn giữ mục tiêu của họ trong tầm với. Mức độ rủi
ro được xác định bằng việc phân bổ tiền đầu tư vào
trong các danh mục như cổ phiếu, trái phiếu, bất
động sản… và các khoản đầu tư ít có rủi ro.
Các kế hoạch ngân sách thay thế được tạo ra dựa
trên các tiêu chí: Đảm bảo người sử dụng có thể đáp
ứng được tất cả các mục tiêu đã thiết lập trước; tạo
ra tinh linh hoạt của các khoản đầu tư bằng việc tạo
ra các tài khoản đầu tư; và để cho người sử dụng lựa
chọn các ngân sách liên quan đến các mức độ rủi ro
và lợi nhuận khác nhau rõ rệt.
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định có thể hỗ trợ người
sử dụng trong việc ra quyết định về tiết kiệm, đầu
tư, bảo hiêm… bằng cách đưa ra các kế hoạch ngân
sách thay thế. Người sử dụng cần kê khai thêm các
thông tin về các khoản chi tiêu hàng tháng như
cho nhà cửa (như tiền thuê nhà hàng tháng); cho
di chuyển (chi phí xăng dầu, các khoản phí giao
1...,17,18,19,20,21,22,23,24,25,26 28,29,30,31,32,33,34,35,36,37,...121
Powered by FlippingBook