TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 29

28
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Giải quyết mối quan hệ Nhà nước với thị trường
nhằm phân bổ và sử dụng nguồn lực có hiệu quả
Để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Nhà
nước và thị trường trong phân bổ và sử dụng các
nguồn lực nhằm nâng cao năng suất lao động,
chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh
cần phải nhanh chóng hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần thực
hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất,
hoàn thiện hệ thống chính sách pháp
luật theo hướng đảm bảo quyền tự chủ, tự quyết, tự
chịu trách nhiệm của các chủ thể kinh tế, tôn trọng
nguyên tắc tự do cạnh tranh trong phát triển thị
trường, và đối xử bình đẳng giữa các loại hình DN
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế
đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh
tế quốc dân, hợp tác, bình đẳng, cạnh tranh và cùng
phát triển theo pháp luật. Do đó, cần đảm bảo tính
công bằng, bình đẳng trong phân bổ và sử dụng các
nguồn lực phát triển giữa các loại hình DN thuộc
các thành phần kinh tế khác nhau thông qua những
chính sách ưu tiên về vốn, khoa học, công nghệ...
đối với DN nhà nước, DN tư nhân và DN FDI.
Trong bối cảnh hiện nay, đã đến lúc các DN nhà
nước là đối tượng nằm trong diện cải cách mạnh mẽ
nhất đối với cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng
nguồn lực.
Cạnh tranh là phương thức duy nhất để nuôi
dưỡng, thử thách và chọn lọc ra DN làm ăn giỏi, là
con đường mở rộng và phát triển DN trở thành DN
lớn, tập đoàn tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Cần một cơ
chế thị trường thực sự và đầy đủ, xóa bỏ hết các yếu
tố bao cấp, xin - cho, tạo ra sự cạnh tranh sôi động.
Nhờ thế, các nguồn lực mới được luân chuyển, phân
bổ tới các chủ thể kinh tế có hiệu suất sử dụng cao
hơn. Muốn vậy, cần hoàn thiện và tổ chức thực thi
tốt Luật Cạnh tranh; Tiếp tục hoàn
thiện thể chế về giá, về cạnh tranh và
kiểm soát độc quyền trong kinh doanh;
Tôn trọng quyền tự định giá và cạnh
tranh về giá của DN theo quy định của
pháp luật; Xây dựng khung pháp lý
minh bạch và có hiệu lực để kiểm soát
và điều chỉnh các hành vi lạm dụng vị
thế độc quyền, thông đồng định giá và
chống bán phá giá.
Thứ hai,
phát triển đồng bộ các yếu
tố thị trường và các loại thị trường
nhằm tạo điều kiện cho các nguồn lực
được dễ dàng phân bổ và sử dụng hiệu
đoạn thị trường còn phát triển méo mó, các nguyên
tắc thị trường chưa được vận dụng hiệu quả, Nhà
nước vẫn là chủ thể can thiệp chính trên thị trường.
Một số thị trường bất động sản ở các đô thị lớn như
thị trường nhà ở, nhà chung cư tăng trưởng nóng.
Thị trường đất đai nông nghiệp tồn tại nhiều bất
cập như quy mô đất nông nghiệp của các hộ nông
nghiệp ít thay đổi, nhỏ lẻ, manh mún, gây rất nhiều
khó khăn cho việc tích tụ và tập trung ruộng đất.
Thị trường vốn quy mô nhỏ, thanh khoản yếu,
thiếu hấp dẫn, chưa đủ khả năng thu hút mạnh các
dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các dòng vốn
lớn. Có sự mất cân đối giữa thị trường vốn ngắn hạn
và dài hạn. Cơ cấu tín dụng mất cân đối về kỳ hạn,
tỷ lệ vốn ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn chiếm
tỷ lệ cao.
Thị trường khoa học - công nghệ quy mô còn
nhỏ, kết nối cung - cầu còn nhiều hạn chế. Các
nghiên cứu khoa học và công nghệ có tính ứng
dụng thấp, ít gắn kết với thực tiễn, chưa đáp ứng
được nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
Các DN ít có nhu cầu mua bán, chuyển giao công
nghệ ở trong nước.
Hai là,
cơ chế phân bố nguồn lực phần lớn vẫn là
cơ chế hành chính xin - cho. Cơ chế này khá phổ biến
trong phân bổ nguồn lực hiện nay, biểu hiện ở phân
bổ ngân sách nhà nước và “xin cho” trong tiếp cận
nguồn lực phát triển. Hiện nay, nguồn ngân sách
của quốc gia khó khăn, nợ công vượt qua ngưỡng
an toàn nhưng các địa phương vẫn lần lượt trình lên
những dự án lớn trong khi hiệu quả kinh tế xã hội
chưa thật sự đảm bảo.
Ba là,
các khu vực kinh tế chưa thật sự bình đẳng
trong tiếp cận nguồn lực. Thực tế trong thời gian
vừa qua, các DNNN, cụ thể là các tập đoàn và tổng
công ty nhà nước, các DN có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) nhận được nhiều ưu đãi trong tiếp cận nguồn
vốn so với các DN tư nhân.
BẢNG 1: ƯU THẾ TRONG TIẾP CẬN NGUỒN LỰC GIỮA CÁC KHU VỰC KINH TẾ
DN tư nhân
DN nhà nước, DN FDI
Được thuê, giao đất có nộp tiền sử
dụng đất theo quy định trong Luật
Đất đai 2013
Được thừa hưởng quyền sử dụng đất
từ trước, được giao thuê đất, giao đất
vị trí thuận lợi
Thiếu tài sản đảm bảo để tiếp cận tín
dụng, khó tiếp cận với các chính sách
hỗ trợ khác
Dễ dàng vay vốn, được nhà nước bảo
lãnh (DN nhà nước) hoặc vay ngoại tệ
lãi suất thấp (khối FDI)
Không được ưu tiên tiếp cận tài
nguyên, khai thác khoáng sản
Ưu tiên tiếp cận tài nguyên, khoáng
sản và các nguồn lực tự nhiên khác.
DN tư nhân phải cạnh tranh trên thị
trường lao động, thiết hụt lao động
chất lượng cao
Được nhà nước đầu tư bài bản về đào
tạo nhân lực, có nguồn cung lao động
chất lượng và ít tốn kém
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
1...,19,20,21,22,23,24,25,26,27,28 30,31,32,33,34,35,36,37,38,39,...121
Powered by FlippingBook