TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 32

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
31
được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả
các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần
của hệ thống blockchain đổ, những máy tính và nút
khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin. Đặc
biệt, Blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà
không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Hệ
thống Blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả
năng xác thực thông tin. Với những đặc thù này, các
chuyên gia cho rằng, công nghệ này mở ra một xu
hướng ứng dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực như
tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa,
sản xuất, viễn thông. Tuy nhiên, xu hướng áp dụng
lớn nhất hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam
sẽ là mảng tài chính, ngân hàng, kiểm toán nội bộ.
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, với công
nghệ này, một người nhập có thể chia sẻ thông tin
cho nhiều đơn vị trong cùng một mạng lưới được
xây dựng. Ví dụ, khi hàng hóa được chuyển từ hải
quan Mỹ đến hải quan Việt Nam, khi hàng hóa
chuyển đến đâu thì tất cả những thành viên tham
gia mạng Blockchain đều có thể theo dõi tình trạng
hàng hóa và biết cụ thể thời gian đến.
Nhận thức được khả năng ưu việt trong chia sẻ
thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực,
tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, hiện
nay rất nhiều công ty và tập đoàn lớn trên thế giới
cũng đã và đang tập trung nghiên cứu, xây dựng
mạng lưới Blockchain cho riêng mình. Cụ thể như
Microsoft và Oracle hiện đang chạy đua “tung” các
công nghệ chuỗi khối. Các giải pháp công nghệ đột
phá này có thể áp dụng tối ưu cho các ngành nghề
như tài chính, giao thông và nhiều lĩnh vực khác…
Nhiều quốc gia trên thế gới như: Singapore,
Malta, Dubai đã có những động thái cởi mở hơn
trong ứng dụng Blockchain cũng như xây dựng
hành lang pháp lý đón đầu sự đổi mới. Dự báo của
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WWF), tới năm 2025 có
tới 10% GDP toàn cầu được lưu giữ nhờ công nghệ
Blockchain thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế,
có thể sẽ tạo ra một làn sóng trong tương lai.
Tại Việt Nam, hệ sinh thái Blockchain được hình
thành từ nhiều góc độ bao gồm các công ty khởi
nghiệp, các nhà đầu tư nhỏ lẻ và các doanh nghiệp
lớn… Công cụ này được minh chứng là có thể giúp
nâng cao hiệu quả một số lĩnh vực như dịch vụ
logistics, truy xuất nguồn gốc, fintech, bảo hiểm, y
tế, hỗ trợ hiệu quả việc triển khai chính phủ điện
tử... Theo thống kê, một số tổ chức và doanh nghiệp
Việt Nam do người Việt sáng lập đã hoạt động khá
năng động. Những công ty tiên phong trong lĩnh
vực này có thể kể đến như: Infinity Blockchain Labs,
Tonmochain Pte.Ltd, kyber Network…
được phân tán và an toàn tuyệt đối.
- Minh bạch: Ai cũng có thể theo dõi dữ liệu
Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có
thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
- Hợp đồng thông minh: Là hợp đồng kỹ thuật số
được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT),
cho phép chúng tự thực thi mà không cần bên thứ ba.
Một số phiên bản của Blockchain
được đưa vào nghiên cứu ứng dụng hiện nay
- Blockchain 1.0 – Tiền tệ và thanh toán: Ứng dụng
chính của phiên bản này là tiền mã hoá: Bao gồm
việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống
thanh toán kỹ thuật số. Đây là lĩnh vực quen thuộc
với người dân, tuy nhiên hiện nay vẫn còn khá nhiều
người lầm tưởng Bitcoin và Blockchain là một.
- Blockchain 2.0 – Tài chính và thị trường: Ứng
dụng xử lý tài chính và ngân hàng: Mở rộng quy mô
của Blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và
thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu,
nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến
thỏa thuận hay hợp đồng.
- Blockchain 3.0 – Thiết kế và giám sát hoạt động:
Đưa Blockchain vượt khỏi biên giới tài chính và đi
vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và
nghệ thuật...
Tiềm năng phát triển của công nghệ Blockchain
Nổi lên trong 4 năm trở lại đây, Blockchain được
đánh giá là một trong mười công nghệ quan trọng
dẫn đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo các chuyên gia, Blockchain là công nghệ
lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được
liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi
khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo
và được liên kết với các khối trước đó. Blockchain
được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông
tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ
Tháng 8/2008:
Satoshi Naka-
moto ra m t
bitcon ra công
chúng.
2012: Giao
th c thanh
toán Ripple
đư c phát
hành.
Tháng 9/2015:
Công ty R3*
(R3CEV LLC)
cam k t khai thác
và ng d ng công
ngh Blockchain.
Tháng 9/2016:
Đã có hơn 40 t
ch c cung ng
d ch v tài chính
đ u tư vào
Blockchain.
Tháng 5/2010: Đ ng
ti n Bitcoi đ u tiên
đư c bán v i giá 25
USD cho 10 nghìn
bitcoin. Ngày nay giá
tương ng là 10 tri u
USD. Bitcoin là ng
d ng đ u tiên c a
công ngh Blockchain.
Tháng 7/2014: D
án phát tri n
Ethereum đư c
hình thành. Đây là
m t n n t ng
Blockchain v i
kh năng xây
d ng các ng
d ng phân c p.
Tháng 9/2015:
Visa, Citi, Nasdaq,
Vapital One và
Fiserv đ u tư hơn
30 tri u USD vào
Chain.com - m t
n n t ng block-
chain ph c v
doanh nghi p.
2018:
Di n đàn Kinh t
th gi i nh n đ nh
r ng 80% các
ngân hàng
thương m i
trên th gi i s
b t đ u các d án
s cái phân tán.
HÌNH 1: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BLOCKCHAIN
Nguồn: Pioneer Discover
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...121
Powered by FlippingBook