TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 33

32
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Ngày 4/5/2017, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Chỉ
thị số 16/CT-TTg “về việc tăng
cường năng lực tiếp cận cuộc
Cáchmạng côngnghiệp4.0”, tiếp
đó ngày 21/8/2017, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định
số 1255/QĐ-TTg phê duyệt Đề
án hoàn thiện khung pháp lý để
quản lý, xử lý đối với các loại tài
sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Một
trong các mục tiêu của Đề án là
đề xuất chính sách và pháp luật
không được làm ảnh hưởng đến
sáng tạo và khởi nghiệp sáng
tạo, đảm bảo tính linh hoạt để
phù hợp với sự thay đổi không
ngừng của công nghệ thông tin,
thương mại điện tử.
Khuyến nghị tại Báo cáo
chỉ số thương mại điện tử năm
2018, Hiệp hội Thương mại
điện tử Việt Nam (VECOM) cũng đã đề xuất các cơ
quan quản lý, cần nhanh chóng thúc đẩy nghiên cứu
và ứng dụng công nghệ Blockchain vào nền kinh tế
- xã hội, coi đây là một trong những công nghệ nền
tảng cho sự phát triển kinh tế số.
Trong quá trình chờ các văn bản pháp luật mới
theo kế hoạch của Đề án hoàn thiện khung pháp lý
để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện
tử, tiền ảo, nên quản lý tiền số bằng các biện pháp
phù hợp với kinh tế thị trường. Chẳng hạn, coi tiền
số là một loại tài sản “ảo” phù hợp với quy định về
tài sản trong Bộ luật Dân sự và quản lý chặt chẽ đối
với mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh, mua bán tiền
số, đặc biệt là quản lý bằng công cụ thuế.
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có kế
hoạch rà soát lại luật về công nghệ thông tin và thấy
rằng cần có cách tiếp cận tốt, phù hợp hơn. Dự kiến
trong tháng 8/2018, Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ
giao cho Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu xây dựng
một sandbox – khung thử nghiệm pháp lý hỗ trợ các
công ty Fintech.
Tài liệu tham khảo:
1. Phạm Xuân Hòe và cộng sự (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 và những
định hướng tiếp cận của ngành Ngân hàng (Sách chuyên khảo);
2. Oscar Williams – Grut (2016), World Economic Forum: Blockchain will
become the “beating heart” of finance;
3. Fintech Network (2016), Four Blockchain use cases for banks;
4. World Economic forum (2016), The future of financial infrastructure.
5. Các website: VnExpres.vn, tapchibitcoin.vn, tapchitaichinh.vn…
Đề xuất về chính sách
Theo Forbes, Việt Nam có thể trở thành trung
tâm Blockchain mới của khu vực, trên thế giới, là
điểm đến của các nhà đầu tư công nghệ, đối tác
phát triển Blockchain quốc tế dựa vào số lượng
giao dịch tiền thuật toán lớn, đội ngũ phát triển
công nghệ năng động, nhanh nhạy với công nghệ
mới. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần phải có một
lộ trình thực thi các giải pháp, kiến tạo môi trường
pháp lý thuận lợi để quản lý, khuyến khích công
nghệ phát triển, ngăn ngừa các rủi ro xảy ra khi
đẩy mạnh ứng dụng Blockchain tại Việt Nam.
Trước những thách thức và cơ hội mà Blockchain
đem lại đối với nền kinh tế số toàn cầu nói chung và
Việt Nam nói riêng, để ứng dụng hiệu quả công nghệ
blockchain cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý
nhà nước về thươngmại, công nghệ thông tin và truyền
thông, khoa học và công nghệ, đầu tư, tài chính, ngân
hàng, chứng khoán, thuế... Cụ thể, Việt Nam cần chủ
động nghiên cứu và phối hợp chặt chẽ đối với một số
công ty cung cấp giải pháp công nghệ Blockchain uy
tín toàn cầu nhằm mục tiêu: (i) Tăng cường nhận thức
của cơ quan quản lý và hệ thống ngân hàng về công
nghệ Blockchain; (ii) Nghiên cứu thử nghiệmứng dụng
công nghệ Blockchain vào hệ thống ngân hàng trước
tiên là đối với lĩnh vực thanh toán, trong đó nghiên cứu
giải pháp phát triển mô hình thử nghiệm ứng dụng
công nghệ Blockchain trong thanh toán giá trị thấp; (iii)
Nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý cho ứng dụng
công nghệ Blockchain vào hệ thống ngân hàng.
HÌNH 2: MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG BLOCKCHAIN
Nguồn: hocvientienao.com
1...,23,24,25,26,27,28,29,30,31,32 34,35,36,37,38,39,40,41,42,43,...121
Powered by FlippingBook