TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 4

3
KINH TẾ - TÀI CHÍNHVĨ MÔ
nhập khẩu hàng hóa năm 2017 của Việt Nam đạt
mức kỷ lục gần 424,87 tỷ USD, tăng 20,9% so với
năm 2016.
Theo Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn
cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số
năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng từ 4,31
năm 2016 lên 4,4 năm 2017. Xếp hạng năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế Việt Nam tăng 5 bậc so với
năm 2016 và tăng 20 bậc so với 5 năm trước đây.
Đây là điều kiện tốt để nền kinh tế Việt Nam tăng
trưởng hơn nữa trong thời gian tới.
Về năng suất lao động, năm 2017 năng suất lao
động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 93,2
triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 4.159
USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010,
năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 tăng
6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017
tăng 4,7%/năm.
Việt Nam đã hình thành các vùng kinh tế
trọng điểm, phát triển các khu kinh tế, khu công
nghiệp tập trung, bên cạnh hình thành các vùng
chuyên canh hóa cây trồng, vật nuôi gắn với công
nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đạt
những thành tựu rất quan trọng về hoàn thiện
thể chế, khẳng định nguyên tắc nền kinh tế có
chế độ đa sở hữu, đa thành phần, nhiều hình
thức phân phối.
Các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều đang
phát triển. Ngành công nghiệp và xây dựng liên
tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Khu vực nông
nghiệp phát triển khá ổn định, trong khi công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
đã đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế và
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Các ngành
dịch vụ phát triển đa dạng hơn.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ cao được
triển khai tích cực, tạo tiền đề để bước đầu chuyển
sang xây dựng kinh tế tri thức. Các chủ thể kinh tế
Thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam không
ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng
kể trên các lĩnh vực. GDP liên tục tăng qua các năm:
năm 2015, 2016, 2017 lần lượt đạt mức 6,68%, 6,21%
và 6,81% (bảng 1). Lạm phát được kiểm soát, chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2017 tăng 3,53%
so với năm 2016.
Tỷ lệ nợ công/GDP năm 2017 đã giảm từ 63,6%
năm 2016 xuống còn 62%. Bội chi ngân sách nhà
nước (NSNN) giảm dần, tỷ lệ chi thường xuyên
trong chi ngân sách đã giảm xuống còn 64,9% năm
2017 và dự kiến là 64% vào năm 2018.
Cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt. Năm
2015, Việt Nam nhập siêu 3,2 tỷ USD, năm 2016
xuất siêu đạt 2,68 tỷ USD và đến năm 2017 đạt
thặng dư cán cân thương mại. Tổng trị giá xuất,
PHÁT TRIỂNKINHTẾ VIỆT NAMTHEOHƯỚNGBỀNVỮNG
TRẦN ĐÌNH MẠNH -
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên,
TRẦN ĐÌNH HÙNG
- Đại học Sư phạm Thái Nguyên *
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng
kể trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công vẫn đang còn không ít tồn tại, hạn chế trong
quá trình phát triển kinh tế đất nước. Để thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển bền vững, thời gian tới, cần
thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và tích cực.
Từ khóa: GDP, nền kinh tế, khu kinh tế, lao động
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF VIETNAM ECONOMY
Vietnam has large potential and advantages
for economic development. In the past
years, the economy of Vietnam has obtained
signifincant achievements that ensure a high
rate of economic growth; however, there have
been still limitations in the development
process. To promote the sustainable economic
development, it is necessary to carry out
consistent solutions in the coming years.
Keywords: GDP, economy, economic zone, labour
Ngày nhận bài: 1/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 18/6/2018
Ngày duyệt đăng: 22/6/2018
*Email:
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...121
Powered by FlippingBook