TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 41

40
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
lương, đồng thời chuyển đổi hành vi từ tiết kiệm
sang mua sắm và chuyển từ việc sử dụng tiền mặt
sang tín dụng tiêu dùng. Dự báo, tầng lớp trung lưu
tại Việt Nam gia tăng sẽ tạo điều kiện cho kinh tế tiêu
dùng tại Việt Nam phát triển mạnh trong những năm
tiếp theo. Mặt khác, sự phổ cập thẻ tín dụng diễn ra
với tốc độ nhanh chóng nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của
ngành bán lẻ và số người sử dụng internet, thiết bị
thông minh... đang tạo thêm điều kiện thuận lợi cho
hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Một điểm
đáng chú ý là những năm gần đây bắt đầu có sự phát
triển mạnh mẽ với sự tham gia của ngày càng nhiều
hơn các nhà cung cấp dịch vụ.
Thách thức và rủi ro
Đối với các NHTM và công ty tài chính:
- Nợ xấu: Kiểm soát nợ xấu là thách thức lớn,
do bản chất cho vay tiêu dùng phần nhiều dựa vào
tín chấp chứ không phải là thế chấp bằng tài sản.
Tuy nhiên, hiện nay, quản trị rủi ro vẫn đang được
các NHTM và công ty tài chính thực hiện khá tốt.
Điều đó được thể hiện ở mức nợ xấu vẫn trong vòng
kiểm soát quanh mức 5%. Cụ thể, cuối năm 2017,
FE Credit có tỷ lệ nợ xấu ở mức 4,6%, HD Saison
là 5,2% và Home Credit là 3,7-4%. Đây là tỷ lệ chấp
nhận được, nhất là đối với các công ty tài chính tiêu
dùng cho vay tín chấp, xét duyệt nhanh, đơn giản
và mức lợi nhuận mang về khá cao đủ bù đắp cho
những khoản cho vay bị mất.
- Sức ép huy động vốn: Theo quy định pháp luật,
các công ty tài chính không được phép huy động
tiền gửi từ người dân nên nguồn cung vốn chủ yếu
đến từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế cho nên
việc giải quyết vấn đề nguồn vốn của các công ty tài
chính là một thách thức rất lớn.
- Rủi ro do biến động kinh tế vĩ mô: Trong dài
hạn, hoạt động tín dụng tiêu dùng tiềm ẩn rất nhiều
rủi ro do không có tài sản thế chấp và rất nhạy cảm
với biến động kinh tế vĩ mô. Bài học về những
khoản nợ xấu từ tài chính tiêu dùng dưới chuẩn tại
Hàn Quốc, Nhật Bản... trong những thập kỷ trước
vẫn còn nguyên giá trị.
Đối với người vay:
- Rủi ro không thể trả được nợ do không nhận
thức được các nguy cơ tiềm tàng, không nắm rõ các
điều khoản trong hợp đồng; Khi người tiêu dùng
không có đủ kiến thức về tài chính để hiểu được
các rủi ro về lãi suất thì một sự gia tăng biến động
lãi suất trên toàn hệ thống có thể làm cho chi phí
các khoản vay tăng vọt, khiến người đi vay mất khả
năng chi trả; Hoặc nhân viên của các tổ chức cho
vay tín dụng cố ý tránh trao đổi kỹ hơn để người
vay hiểu về những điều khoản của hợp đồng, các
rủi ro tiềm ẩn…
- Lãi suất cao: Sự lấn lướt của một số công ty tài
chính lớn với việc chiếm gần 90% thị phần, có thể
mang lại rủi ro tập trung, khả năng thao túng cũng
như hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng. Khi
người tiêu dùng có ít sự lựa chọn hơn, thì cũng sẽ
phải chịu thiệt phần nào. Trước mắt, sự thiệt thòi
đó nằm chính ở lãi suất cho vay. Mức lãi suất trung
bình hiện tại của các công ty tài chính tiêu dùng
đang dao động từ 30%-50%/năm, một mức lãi suất
mà nhiều người tiêu dùng vẫn coi là “cắt cổ”. Tất
nhiên, mức lãi suất này vẫn còn thấp hơn rất nhiều
so với “tín dụng đen”.
- Rủi ro tranh chấp: Theo Cục Cạnh tranh và Bảo
vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), những năm
gần đây, số lượng khiếu nại của người tiêu dùng chủ
yếu tập trung vào nhóm chủ thể là công ty tài chính.
Theo khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng, nhân
viên tư vấn thường cung cấp không đầy đủ thông
tin hoặc thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn cho người
tiêu dùng; Khi có tranh chấp phát sinh, người tiêu
dùng gặp nhiều khó khăn trong quá trình phản ánh
và làm việc với đơn vị tài chính; Người tiêu dùng
về việc bị gọi điện, nhắn tin với mục đích đe dọa,
nhắc nợ dù người dùng không vay nợ từ tổ chức,
đơn vị liên quan, gây bức xúc và ảnh hưởng tới cuộc
sống, công việc hằng ngày của người tiêu dùng…
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải có
công văn gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) yêu cầu
chấn chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng.
Một số kiến nghị, đề xuất
Để thị trường cho vay tiêu dùng tăng trưởng
mạnh mẽ, an toàn cho cả nhà đầu tư và khách hàng
đòi hỏi sự nỗ lực tổng thể từ các cơ quan quản lý nhà
nước, các nhà đầu tư và chính bản thân người đi vay.
Một số kiến nghị và đề xuất như sau:
HÌNH1:TỐCĐỘTĂNGTRƯỞNGVÀTỶTRỌNGTÍNDỤNGTIÊUDÙNG
(TRONGTỔNGTÍNDỤNG) GIAI ĐOẠN2016 - 2017
Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...121
Powered by FlippingBook