TCTC (2018) so 6 ky 2 (IN)-full - page 42

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
41
Đối với cơ quan chức năng
- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho
kênh tài chính tiêu dùng nhằm tạo điều kiện thuận
lợi hơn các các NHTM, các công ty tài chính hoạt
động, tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh, hạn
chế tình trạng khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính
tiêu dùng khi kinh tế có dấu hiệu khó khăn như đã
từng xảy ra tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.
- Xây dựng, ban hành và giám sát việc thực thi
những hạn mức bảo đảm an toàn nhằm hạn chế người
tiêu dùng trong việc vay tiêu dùng quá mức tránh khả
năng vỡ nợ khi có rủi ro thu nhập, việc làm.
- Tạo điều kiện cho các công ty tài chính tiêu
dùng phát triển, tăng tính cạnh tranh, hạn chế sức
mạnh độc quyền của một số ít “ông lớn” hiện nay,
tăng sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ, mang lại
nhiều lợi ích cho người tiêu dùng cũng như nền
kinh tế. Thị trường cần phải có sự cạnh tranh của
nhiều công ty tài chính hơn nữa để đưa lãi suất
xuống thấp hơn. Nếu không có áp lực cạnh tranh
thì các công ty tài chính tiêu dùng sẽ không có
động lực để tìm cách giảm chi phí hoạt động và
tìm nguồn vốn huy động rẻ hơn.
- Xây dựng, củng cố và phát triển cơ sở dữ liệu
cá nhân thống nhất và tập trung cho toàn bộ dân số
trong độ tuổi trưởng thành. Chỉ khi thực hiện tốt
được việc này thì các ngân hàng và tổ chức tài chính
mới có thể nắm chính xác lịch sử tín dụng như thế
nào và các khoản vay nợ hiện tại của mỗi cá nhân ở
Việt Nam là bao nhiêu, cho những mục đích gì để
đưa ra các quyết định cho vay an toàn.
- Có cơ chế bảo vệ người tiêu dùng, chẳng hạn như
nghiêm cấm các cá nhân và doanh nghiệp gọi điện,
gửi tin nhắn và thư quảng cáo đến những số điện
thoại đã đăng ký trong danh sách không
được làm phiền này. Mặc dù, đã có một
số quy định pháp lý liên quan đến vấn
đề này (Nghị định số 104/2007/NĐ-CP
về kinh doanh dịch vụ đòi nợ với một
số quy định về các hành vi bị nghiêm
cấm trong dịch vụ đòi nợ) nhưng các
quy định này còn khá chung chung và
việc xử lý các vụ việc vi phạm vẫn chưa
thực sự hữu hiệu, có tính chất răn đe và
phòng ngừa mạnh mẽ. Do vậy, cần ban
hành quy định về các biện pháp đòi nợ
thỏa đáng nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho người dân về dịch vụ
tài chính tiêu dùng. Ở Việt Nam, nhiều
khách hàng có thói quen không tìm hiểu
hết các quy định, nghĩa vụ, ý thức trả nợ
kém, nên có thể dẫn tới những mâu thuẫn. Việt Nam
cần có những chiến dịch truyền thông tốt đến với
người dân để tạo được một thị trường tài chính tiêu
dùng an toàn, có cung có cầu và minh bạch.
Đối với các ngân hàng thương mại và công ty tài chính
- Tìm cách giảm lãi suất thông qua việc huy động
thêm các nguồn tài chính, tiết giảm chi phí quản lý…
nhằm gia tăng sức cạnh tranh và thu hút khách hàng.
- Kiện toàn hệ thống kỹ thuật quản lý hồ sơ
khách hàng, cần thực hiện tốt hơn việc minh bạch
thông tin cho khách hàng để giảm thiểu rủi ro trong
hoạt động vay tiêu dùng. Thực hiện nghiêm túc các
quy định về cho vay và quản lý vay, thu nợ...
- Coi trọng việc quản trị rủi ro trên các khoản
vay, không nên quan tâm đến tăng trưởng dư nợ
bằng mọi giá.
Đối với người tiêu dùng
- Hiểu rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình
trước khi quyết định sử dụng dịch vụ. Đặc biệt, cần
đọc kỹ các nội dung điều khoản hợp đồng, tránh
tình trạng bị khiếu kiện như thời gian qua.
- Hiểu rõ về tài chính tiêu dùng, có kế hoạch tài
chính cá nhân thật tốt để tối ưu giá trị của những
khoản vay.
Tài liệu tham khảo:
1.TS.PhanMinhNgọc(2018),Xửlýchovaykiểulàmphiềnkhách,đòinợquấyrốirasao?
2. Ninh Kiều (2018), Mặt trái tín dụng tiêu dùng, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp;
3. Báo Vietnamnet (2018), Vay tiêu dùng 4.0 sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam;
4. Đức Minh (2018), Chấn chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại các tổ chức
tín dụng, Báo Viettimes;
5. Đỗ Lê (2018), Minh bạch để hướng tới bền vững, Thời báo Ngân hàng.
BẢNG 1: LỢI ÍCH CỦA TÍN DỤNG TIÊU DÙNG
STT
Lợi ích
1
Thúc đẩy tăng cầu trên thị trường, khuyến khích tăng cung cả về số
lượng lẫn chất lượng từ phía sản xuất và cung ứng dịch vụ, làm cho nền
kinh tế năng động hơn và tốc độ tăng trưởng cao hơn.
2
Nâng cao cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức cho người dân (đặc
biệt là những người dân có thu nhập thấp) và giúp cho các kế hoạch tiêu
dùng diễn ra suôn sẻ giữa các chu kỳ biến động của thu nhập, do vậy
góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng công bằng xã hội.
3
Góp phần gia tăng sự hiểu biết, kiến thức về tài chính cho các nhóm
khách hàng mới, tầng lớp dân cư ít tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, vì vậy
giúp họ quản lý tốt hơn các giao dịch tài chính cá nhân, cũng như tạo nền
tảng để họ có thể sẵn sàng sử dụng các dịch vụ tài chính khác bao gồm
các dịch vụ ngân hàng truyền thống.
4
Làm giảm các dịch vụ tín dụng phi chính thức, hạn chế cho vay nặng lãi,
tín dụng đen.
5
Giúp người nghèo, người thu nhập thấp có điều kiện tích lũy tài sản…; Tạo
thêm các cơ hội việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,32,33,34,35,36,37,38,39,40,41 43,44,45,46,47,48,49,50,51,52,...121
Powered by FlippingBook